Vấn nạn thuốc giả - Cuộc chiến không của riêng ai


(CHG) Tình trạng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc được sản xuất một cách tinh vi và lưu hành trên thị trường ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Bộ Y tế liên tục ban hành công văn thu hồi sản phẩm thuốc giả, thuốc không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc, giải pháp nào cho vấn nạn chưa có hồi kết này?
Mua thuốc tuỳ tiện - cơ hội cho thuốc giả tồn tại
Hiện nay, người tiêu dùng với thói quen mua bán thuốc không cần hoá đơn, thậm chí không cần đơn của bác sĩ, đã khiến thị trường tân dược nước ta trở thành môi trường rất thuận lợi cho thuốc giả phát triển.
Từ thực phẩm chức năng, thuốc bổ đến các thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc kháng sinh, thuốc ung thư, thuốc kháng virus… đều có nguy cơ bị làm giả: Với công nghệ tinh vi, về mặt cảm quang, các loại thuốc giả đều có thể được sản xuất với hình dáng, bao bì, nhãn mác hoàn toàn như thuốc thật, mà bệnh nhân rất khó phát hiện.
Những người bị lừa mua thuốc giả thường là người sử dụng thuốc không phù hợp (tự ý dùng thuốc, mua thuốc không theo đơn) hoặc đang tìm mua thuốc với mức giá rẻ hoặc mức chiết khấu cao.
Việc gia tăng truy cập Internet, cùng các phương pháp mới trong sản xuất, phân phối dược phẩm bất hợp pháp đã tạo ra những thách thức cho những nhà quản lý dược trong việc bảo vệ chuỗi cung ứng dược phẩm hợp pháp…
Bên cạnh đó, lợi dụng thông lệ quốc tế về việc lấy mẫu kiểm tra trước khi lưu hành chỉ áp dụng với các loại thuốc có nguy cơ cao, cần kiểm soát chặt về chất lượng như vaccine, huyết thanh chứa kháng thể, thuốc mới phát minh hoặc thuốc của các hãng sản xuất từng có những vi phạm về chất lượng, thì những loại thuốc thông thường được các nhóm làm thuốc giả tận dụng khai thác, đặc biệt là những loại không quá đắt tiền.
ThS. Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 Trung ương cho biết, trong nhiều năm qua, số lượng thuốc giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của vấn đề thuốc giả thường rất khó để đánh giá và bất kỳ sự xác định chính xác cho một tỷ lệ thuốc giả lưu thông trên thị trường đều là điều cực kỳ khó khăn.
ThS. Lê Quốc Thịnh phân tích, thuốc giả là thuốc được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Việc làm giả có thể áp dụng cho cả sản phẩm thương mại và sản phẩm gốc. Các loại thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm đúng hay sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc với bao bì giả.
Thuốc giả, kém chất lượng ngày càng được làm rất tinh vi, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Lợi nhuận từ việc kinh doanh thuốc giả là rất lớn, nên những kẻ sản xuất càng sử dụng những kỹ thuật tinh vi, việc phát hiện càng trở nên khó hơn. Thuốc giả, kém chất lượng chỉ bị phát hiện khi ra thị trường và chỉ khi chính những nhà sản xuất đem so sánh với thuốc thật của mình.
Chẳng phải thuốc giả nào cũng dễ dàng phân biệt bằng mắt thường như việc thuốc Cefuroxim 500mg thật được cơ quan chức năng khuyến cáo.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng chỉ ra các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc Cefuroxim 500mg thật của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất: Chữ in trên nhãn hộp thuốc giả, có phông chữ sai khác so với thuốc thật. Ngoài ra, một số chữ trên bao bì thuốc giả bị lệch so với bao bì thuốc thật. Xung quanh viền thuốc giả in số lô - hạn sử dụng trên vỉ có sai khác so với thuốc thật. Thuốc giả có viền xung quanh nhẵn bóng, thuốc thật có viền xung quanh có gai.
Đáng chú ý, sử dụng thuốc giả không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn cả sức khỏe con người. Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã từng tiếp nhận người bệnh bị ngộ độc với các triệu chứng đau bụng kéo dài, sốt... không rõ nguyên nhân.
Chỉ đến khi tiến hành siêu âm ổ bụng, các bác sĩ mới phát hiện trong dạ dày của người bệnh có vô số vỏ thuốc hình con nhộng. Không còn nghi ngờ, các bác sĩ đưa ra kết luận bệnh nhân này đã uống phải thuốc giả nên những vỏ thuốc không được hòa tan và thứ bột trong mỗi viên thuốc đã gây ra tình trạng ứ đọng trong dạ dày và ngộ độc toàn thân.
Như vậy, để nhận biết một cách chắc chắn thuốc giả, cần phải lấy mẫu thuốc đem về phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm đánh giá. Việc kiểm nghiệm này phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của các trung tâm kiểm nghiệm hoặc viện kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm với đầy đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất... theo quy định của Bộ Y tế hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Không phải loại thuốc nào cũng dễ dàng phân biệt được thật - giả bằng mắt thường như Lincomycin.
Gian nan cuộc chiến chống thuốc giả
Liên quan đến thực trạng thuốc giả và thực phẩm chức năng rởm, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường cho hay, trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ việc, trong đó vi phạm về chất lượng, công dụng là 60 vụ; giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu là 357 vụ; vi phạm về tem, nhãn, bao bì, hàng hóa giả với 34 vụ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 162 vụ và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là 982 vụ. Tổng số tiền phạt vi phạm trên 8,1 tỷ đồng.
Thuốc là sản phẩm có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh. Hoạt chất chứa trong thuốc quyết định tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành buộc phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không để thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Thuốc kém chất lượng có chứa hoạt chất, nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, người dùng thuốc sẽ không hết bệnh, hoặc bệnh càng ngày càng nặng thêm. Như người bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường gần như phải dùng thuốc suốt đời, thế mà dùng thuốc trị tăng huyết áp, trị đái tháo đường kém chất lượng không kiểm soát được bệnh sẽ vô cùng tai hại.
Tại Việt Nam, do đặc trưng hệ thống phân phối trong nước còn thiếu tính chuyên nghiệp, thuốc phải đi qua nhiều tầng nấc trung gian khiến chi phí phân phối bị tăng lên, khó truy xuất nguồn gốc cũng như kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Thông tin về người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ không được lưu giữ một cách thích hợp, việc thực hiện các quy định liên quan đến hóa đơn chứng từ trong mua bán thuốc tại các cơ sở còn chưa thật nghiêm túc, đặc biệt là phân phối thuốc tại các khu vực vùng sâu, vùng xa… trong khi đội ngũ cơ quan quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại các tỉnh và thành phố vẫn chưa đủ sức bao phủ, đã khiến cho việc phát hiện thuốc giả, thu hồi thuốc kém chất lượng càng trở nên khó khăn hơn.
Thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả tràn lan ngoài thị trường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, mà còn ra gây thiệt hại rất nặng nề cho doanh nghiệp. Không ít những sản phẩm có giá trị cao bị làm giả, làm nhái phổ biến hiện nay như tổ yến, sâm Ngọc Linh... đang khiến uy tín của các doanh nghiệp chân chính bị hao tổn, người tiêu dùng thì lâm cảnh “tiền mất tật mang”…
Theo nhận định của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nhiều người tiêu dùng do hiểu biết còn hạn chế, nhưng vẫn tin tưởng mua hàng vì giá rẻ, lại tiện lợi. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến nạn hàng giả trên sàn thương mại điện tử để ngăn chặn. Từ đó dẫn đến vấn nạn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc vẫn có đất sống.

 
Có thể thấy, cuộc chiến chống nạn thuốc giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn là một cuộc chiến lâu dài và rất cần đến sự chung tay của toàn xã hội, với sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách, đặc biệt là siết chặt các chế tài xử lý vi phạm để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
2
2
2
3