(CHG) Vừa qua, tại Hội thảo “Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng” do Báo điện tử VTC News phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức cùng Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, một lần nữa vấn đề cần lên án và "mạnh tay" xử phạt các nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng lại được đặt ra.
Nhiều nghệ sĩ đã thổi phồng thực phẩm chức năng như "thuốc tiên" trên mạng xã hội.
Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, một số cơ sở, sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, các nghệ sĩ, ca sĩ, cũng tham gia vào quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng... như thần dược. Họ đóng vai là người bệnh và trong thời gian ngắn sau đó thì lại mắc nhiều bệnh khác và quảng cáo thực phẩm để chữa bệnh.
Cụ thể: Vi phạm chủ yếu là quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận, không đúng bản chất sản phẩm; quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung của cơ quan có thẩm quyền; sử dụng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ để quảng cáo.
Theo Cục An toàn thực phẩm, năm 2020, từ xác minh của Cục, cơ quan chức năng đã xử phạt 46 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng với số tiền 2,2 tỷ đồng; năm 2021 xử phạt 28 cơ sở với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng và năm 2022 xử phạt 28 cơ sở với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Cục An toàn thực phẩm đã cung cấp chủ thể 29 website vi phạm quảng cáo, trong đó có cá nhân, công ty phần mềm, có tên miền ẩn giấu thông tin chủ thể, có tên miền chưa cấp phát sử dụng… cho cơ quan chức năng xử lý.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được đề nghị tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo. Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc, nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thuốc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Đồng thời, Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị. Bên cạnh đó, cần vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế và mua thuốc tại các cơ sở thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc.
5
Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ
(CHG) Từ 30/5 - 4/6/2023 Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức "Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em" tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện nhằm giúp người tiêu dùng trang bị những kiến thức trong việc mua sắm sách và đồ chơi cho trẻ em nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6 đang đến gần.
Xem chi tiết
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng
(CHG) Trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè từ 37-40 độ C, các loại vi khuẩn phát triển mạnh. Vì vậy, nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm có thể đến ở mọi khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, cho đến bảo quản, bày bán…
Xem chi tiết
Quyết liệt quản lý tài khoản sim điện thoại
(CHG) Theo nhận định của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 sẽ là năm dữ liệu số trên cơ sở chủ trương bảo vệ dữ liệu cá nhân, công bố và xây dựng cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương, mở dữ liệu để kết nối, chia sẻ, an toàn dữ liệu, xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia. Việc đầu tiên, Bộ triển khai quyết liệt là chuẩn hoá dữ liệu Sim điện thoại để hạn chế “Sim ảo”.
Xem chi tiết