Xâm phạm quyền, nhức nhối của doanh nghiệp đã được cấp bằng sáng chế khoa học


LTS: Xâm phạm quyền sáng chế hiện nay đang trở thành một vấn nạn, không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiên cứu khoa học, ứng dụng thương mại, cũng như lợi ích hợp pháp của đơn vị đã được cấp bằng bảo hộ, mà còn làm đau đầu chính các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra và xử lý. Những đơn vị này thường hoạt động sản xuất, kinh doanh lén lút, tinh vi và thường kinh doanh theo kiểu “thoắt ẩn, thoắt hiện”, thậm chí họ chọn việc quảng cáo, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử để dễ xóa dấu vết.
Để đưa những đơn vị trên ra ánh sáng là cả một hành trình gian nan, vất vả, nhiều tháng ngày của không chỉ đơn vị chủ sở hữu bằng sáng chế, mà còn là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí. 
Tuyến bài viết là một câu chuyện kể, liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Tập Đoàn Ion Kiềm Fushiwa Việt Nam (Công ty Fushiwa Việt Nam) ngang nhiên xâm phạm quyền đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực MAGIE và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp ” (đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp văn bằng bảo hộ), chuyển giao sử dụng công nghệ vào thiết bị máy lọc nước mang thương hiệu “Etugi” thuộc quyền sở hữu Công ty Hồng Hà.

Bài 1: Những dấu hiệu xâm phạm quyền sáng chế của Công ty Fushiwa Việt Nam

“Vào khoảng cuối năm 2023, người tiêu dùng trên nhiều tỉnh thành thường xuyên thông tin tới phòng tư vấn khách hàng của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ và Môi Trường Hồng Hà (Công ty Hồng Hà) về việc: trên thị trường xuất hiện sản phẩm máy lọc nước áp dụng công nghệ thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp, có nhiều thông số kỹ thuật tương đồng với sáng chế đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Đơn đề nghị của Công ty Hồng Hà gửi đến Quỹ Chống hàng giả.

Trước nghi vấn Công ty TNHH Tập Đoàn Ion Kiềm Fushiwa Việt Nam (có địa chỉ tại: Số 8 ngách 8/11/150/28, Đường Lê Quang Đạo, Tổ 5, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) có đang xâm phạm quyền sáng chế, chúng tôi đã tiến hành mua mẫu hàng hóa là máy máy lọc nước mang thương hiệu:“FUSHIWA” (được quảng cáo và bán trên các nền tảng mạng xã hội), niêm phong và gửi đến các cơ quan chức năng. Với mong muốn giám định việc có hay không đơn vị trên đang xâm phạm quyền sở hữu sáng chế của chúng tôi. Ngày 04/01/2024 Công ty chúng tôi nhận được kết luận giám định sở hữu công nghiệp số: SC017 – 23YC/KLGĐ ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cho kết quả “máy ion kiềm cho nước RO, model: FSW 250, nhãn hiệu Fushiwa” chứa  yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: số 3387 do Cục Sở hữu trí tuệ kí ngày 16/10/2023 cấp cho Lại Trung Tùng về giải pháp hữu ích:" Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực MAGIE và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp".

Lời chia sẻ của ông Lại Trung Tùng, một nhà nghiên cứu khoa học, người đại diện pháp luật của Công ty Hồng Hà (Đơn vị sở hữu máy lọc nước mang thương hiệu “Etugi” và bằng độc quyền giải pháp hữu ích số: 3387, theo quyết định số: 81976/QĐ-SHTT, do Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp ngày 16/10/2023, với tên giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực MAGIE và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp ” trong buổi trao đổi với Quỹ Chống hàng giả và nhóm phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.

Khảo sát thực tế của phóng viên tại Công ty Fushiwa Việt Nam (có địa chỉ tại: Số 8 ngách 8/11/150/28, Đường Lê Quang Đạo, Tổ 5, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), phóng viên được nhân viên tại đây cho biết: Công ty chủ yếu sản xuất (máy lọc nước) công nghiệp và các loại máy Ion kiềm gia đình và gia công lắp đặt các sản phẩm máy, dung tích máy theo yêu cầu”.

Với mong muốn được xem cơ chế hoạt động tạo Ion kiềm, nhân viên của Công ty này cho biết: “Không phải là nhân viên kỹ thuật nên không thể tháo máy được”.

Để có những luận cứ vững chắc, nhằm đưa ra những bằng chứng xác thực, khoa học trong việc chứng minh phía Công ty Công ty Fushiwa Việt Nam và Công ty liên quan đang xâm phạm sở hữu trí tuệ về sáng chế đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền của Công ty Hồng Hà (đơn vị này được cho là nơi lắp ráp, hoàn thiện máy tạo nước kiềm mang thương hiệu Fushiwa- theo cung cấp từ ông Tùng), phóng viên đã có buổi khảo sát tại Công ty Cổ phần lọc nước Lan Hùng (Công ty Lan Hùng, địa chỉ tại Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). 

Cảm quan ban đầu cho thấy, ngôi nhà 2 tầng vừa để làm nhà ở, vừa là nơi sản xuất, kinh doanh các loại thiết bị máy lọc nước và nước đóng bình. Phía bên ngoài có treo tấm biển: Công ty Cổ phần lọc nước Lan Hùng, thế nhưng, phía bên trong lại chình ình một tấm biển rất lớn: Công ty Cổ phần Fushiwa Việt Nam. 


N
hiều linh phụ kiện, thiết bị và hệ thống điện (bảng vi mạch) để lắp ráp, hình thành các loại máy lọc nước nằm ngổn ngang trong một không gian chật hẹp (của trụ sở Công ty Lan Hùng)

Quan sát của phóng viên, nhiều linh phụ kiện, thiết bị và hệ thống điện (bảng vi mạch) để lắp ráp, hình thành các loại máy lọc nước nằm ngổn ngang trong một không gian chật hẹp (của trụ sở Công ty Lan Hùng). Quan sát kỹ, phóng viên không thể tìm thấy dây chuyền hay máy móc (công nghiệp) nào dùng để lắp ráp các thiết bị máy lọc nước. Nếu những chiếc máy lọc nước tạo kiềm mang thương hiệu Fushiwa được sản xuất tại đây thì quả thật quá thủ công. 

Tại Công ty Lan Hùng, xuất hiện 02 sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu ETUGI.

Bên cạnh những ngổn ngang của máy móc, thiết bị và phụ kiện, sự xuất hiện của 2 chiếc máy lọc nước Ion kiềm mang thương hiệu ETUGI dường như mang lại những cảm nhận cho người tiêu dùng về việc Công ty Lan Hùng là đơn vị chịu khó “tìm tòi”, ham “nghiên cứu” sản phẩm của đối thủ (!)

Theo như giới thiệu của người đàn ông tên Hùng: “Các loại máy tạo Ion kiềm, được lắp ráp tại Công ty Fushiwa Việt Nam đều là sản phẩm được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015, số giấy chứng nhận: HT 2960; mã số 2960-23-01/00, do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chứng nhận lần đầu vào ngày 02/12/2023. Người này nhấn mạnh: “Tất cả máy (lọc nước Ion kiềm) đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2015”

Bên cạnh đó, người này quảng cáo: “Bên em đang sản xuất các loại máy Ion kiềm sử dụng cho gia đình và công nghiệp. Máy công nghiệp có công suất 250lit/1 giờ; 500lit/1 giờ; 1.000 lit/1 giờ; 2.000 lit/1 giờ; 3.000lit/1 giờ, với giá từ 60 triệu đến 240 triệu... Máy đã được lắp đặt ở nhiều tỉnh thành như: Sài Gòn; Đà Lạt; Phú Quốc; Nha Trang... Chúng tôi đang chuẩn bị lắp đặt cho nhà máy nước Vital Thái Bình máy công nghiệp 3.000 lít/1 giờ với giá hơn 200 triệu”.


Ông Hùng giới thiệu chuyên sâu về cơ chế hoạt động của máy Ion kiềm với phóng viên.

Tiếp đó, ông Hùng giới thiệu sâu về cơ chế hoạt động của máy Ion kiềm, cũng như mở hộp kỹ thuật liên quan đến bộ vi mạch và bộ chứa thiết bị điện phân (yếu tố khoa học, quyết định đến việc tạo Ion kiềm cho nước) của một vài chiếc máy đã lắp ráp hoàn thiện, “Chờ chuyển đi cho khách hàng tại một tỉnh phía nam”. 

Chia sẻ về nguồn gốc xuất xứ của thiết bị điện phân mà đơn vị đang sử dụng, ông Hùng cho biết: “Chúng tôi phải mua công nghệ của Nhật Bản. Những thiết bị điện phân này được chúng tôi nhập về từ Nhật bản. Đây là cốt lõi, là công nghệ, là bí mật của đơn vị rồi, nên chúng tôi không cho xem đâu”.

Lời chia sẻ ông Hùng (người giới thiệu là chủ doanh nghiệp Lan Hùng) được hiểu rằng: công nghệ là phải bí mật, không thể bật mí, cần phải cất kín, giấu kỹ, không tùy tiện cho xem (sợ bị đối thủ đánh cắp công nghệ) và là “xương sống” để phát triển doanh nghiệp. Thế nhưng, sau khi khảo sát thực tế tại đơn vị này, phóng viên nhận thấy nhiều khả năng Công ty lọc nước Lan Hùng có mối quan hệ mật thiết với Công ty TNHH Tập Đoàn Ion Kiềm Fushiwa Việt Nam

Việc giới thiệu cho người tiêu dùng về thiết bị tạo Ion kiềm được “mua công nghệ của Nhật Bản”; “nhập về từ Nhật Bản”, ông Hùng có đang tự huyễn hoặc, hay tự vẽ ra “đối tác ảo” nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng, trục lợi bất chính? Những thiết bị điện phân tạo Ion kiềm của máy lọc nước mang thương hiệu Fushiwa có đang đạo nhái, xâm phạm trắng trợn sở hữu trí tuệ về sáng chế đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền của Công ty Hồng Hà?

Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số: SC017-23YC/KLGĐ của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ.

Việc kết luận giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cho kết quả “máy ion kiềm cho nước RO, model: FSW 250, nhãn hiệu Fushiwa” chứa  yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” là minh chứng khoa học thay cho câu trả lời đối với Công ty Lan Hùng và Công ty Fushiwa Việt Nam.

Trao đổi với ông Hồ Trường Giang – Phó Viện trưởng Viện Chống hàng giả và Gian lận thương mại về chế tài xử lý vi phạm, ông Giang cho biết: “Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan đến tài sản trí tuệ, bao gồm cả giải pháp hữu ích. Về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp hữu ích, Điều 126 của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích: Sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người được cấp quyền sử dụng, trừ trường hợp luật pháp có quy định khác.

2. Các hành vi được xem là vi phạm:

    - Sản xuất sản phẩm hoặc sử dụng quy trình đã được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích mà không được phép.

     - Lưu thông, quảng cáo, chào bán, sử dụng, hoặc lưu giữ nhằm lưu thông sản phẩm được sản xuất từ giải pháp hữu ích đã được cấp bằng độc quyền mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Các hành vi vi phạm có thể dẫn đến các biện pháp xử lý hành chính, dân sự, hoặc hình sự tùy theo mức độ và hậu quả của vi phạm.”
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3