TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ


Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Phản ánh tới Báo Công Thương, bà Mai Kiều Uyên, Giám đốc Công ty TNHH Kỳ Uyên (phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, dù là doanh nghiệp được phân phối độc quyền và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với dòng sản phẩm mắt kính Phoenix, nhưng thời gian qua doanh nghiệp liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với mặt hàng này.

Cụ thể, năm 2006, Công ty TNHH Kỳ Uyên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số 87694 cho sản phẩm Kính chống bụi (bảo vệ mắt), kính chống chói mắt, kính kẹp mũi, kính râm, kính bơi, kính bảo vệ mắt cho các môn thể thao nhãn hiệu Phoenix (xuất xứ Hàn Quốc). Giấy chứng nhận có thời hạn trong thời hạn 10 năm (đến năm 2016).

Đến năm 2016, Công ty này tiếp tục được Cục sở hữu trí tuệ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 87694 đến ngày 27/2/2026, theo Quyết định gia hạn số 50978/QĐ-SHTT, ngày 18/08/2016.

Công ty Kỳ Uyên cũng là nhà phân phối độc quyền đối với nhãn hiệu và thương hiệu kính Phoenix trên thị trường Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Công ty TNHH Kỳ Uyên được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số 87694 cho sản phẩm kính mắt mang thương hiệu Phoenix.

Ghi nhận phóng viên Báo Công Thương, hiện nay trên một số trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử ngang nhiên tiếp thị, bày bán những sản phẩm kính bơi, kính mắt… và các sản phẩm mang thương hiệu Phoenix. Những sản phẩm này có dấu hiệu nhái kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và thương hiệu Phoenix rồi bán ra thị trường.

“Đối với sản phẩm kính mắt thương hiệu Phoenix chúng tôi đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và được phân phối độc quyền. Nhưng thời gian qua, trên mạng xã hội tràn lan những sản phẩm này nhái kiểu dáng, nhãn hiệu của chúng tôi. Việc xâm phạm này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu và tình hình kinh doanh của công ty trong suốt thời gian qua”, bà Uyên trình bày.

Cũng theo khảo sát của phóng viên, hiện các sản phẩm kính mắt chính hãng của nhãn hiệu Phoenix đều có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm nhái thì đa phần ghi sản xuất tại Trung Quốc. Đặc biệt, các sản phẩm này có mẫu mã giống hệt nhưng chất lượng kém nên được bán ra thị trường với giá rất rẻ. Nhiều người tiêu dùng không biết thực hư nên đã mua phải hàng giả khiến doanh nghiệp không ít lần bị ảnh hưởng.

"Nhiều lần chúng tôi nhận được phản ánh của khách hàng khi mua kính bơi ở trên mạng, lúc họ sử dụng thấy không đúng với quảng cáo, chất lượng sản phẩm kém, nhanh hỏng. Những khách hàng này cũng gọi cho chúng tôi để hỏi về thông tin sản phẩm đó. Sau khi kiểm tra những sản phẩm trên, chúng tôi khẳng định họ đã mua phải hàng giả thương hiệu.”, bà Uyên cho biết thêm.

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nhiều trang mạng xã hội đăng thông tin bán sản phẩm nhái của thương hiệu Phoenix.

Theo bà Mai Kiều Uyên, để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả đối với sản phẩm này, người tiêu dùng cần chú ý một số điểm về hình dáng và vỏ hộp đựng kính. Ngoài ra, tất cả hàng chính hãng Phoenix đều không tặng kèm nút bịt tai.

Đặc biệt, các sản phẩm kính mắt chính hãng của Phoenix luôn có tem chống hàng giả, người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng cách tải phần mềm check mã vạch HiddenTag, sau đó kiểm tra tem, nếu trên màn hình hiện lên logo của Công ty thì đó chính là hàng thật.

Ngoài ra, kính bơi chính hãng của thương hiệu Phoenix thường được chế tạo bằng hợp chất polycacbonat nên sẽ có khả năng chịu được những va chạm lớn và đặc biệt là chống khỏi tác động của tia cực tím. Còn miếng đệm phía trên mặt và dây đeo đều được được làm từ hợp chất silicon, điều này tạo cảm giác thoải mái và ngăn nước hiệu quả đồng thời cũng giúp cho kính không bị trượt ra bên ngoài trong khi bơi hay lặn.

Còn đối với những mặt hàng kinh giả, chất liệu sẽ làm bằng nhựa tạp chất. Những sản phẩm này giả này nếu gặp nhiệt độ cao rất dễ cháy và phát ra khói độc, mùi khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Trước tình trạng bị xâm phạm này, bà Mai Kiều Uyên cho biết, "Chúng tôi rất mong muốn cơ quan chức năng, cụ thể là lực lượng Quản lý thị trường sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh những cơ sở buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu kính Phoenix. Qua đó, góp phần đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích chính đáng của những doanh nghiệp kinh doanh chân chính", bà Uyên bày tỏ.

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới

​CHG - Thời gian qua, Học viện Kỹ thuật quân sự không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 26-1-2022, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết số 08-NQ/TW) và đạt được những kết quả nổi bật. Để tiếp tục phát huy thành tựu đã có, Học viện cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đột phá hơn nữa, từ đó góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển mạnh mẽ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem chi tiết
Hoàn thiện lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CHG - Lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay là thành quả của tiến trình đổi mới, đồng thời phản ánh quỹ đạo “tiến hóa tất yếu” của mô hình kinh tế thị trường đương đại. Thông qua tác phẩm của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những luận giải, bổ sung nhiều quan điểm mới, góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Xem chi tiết
Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài nghiên cứu "Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. PHẠM NGỌC ANH (Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3