(CHG) Sau Công văn số 655/QLTTTNA-NVTH phúc đáp Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống Hàng Giả và Gian Lận Thương Mại (CHG), Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phụ trách địa bàn huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành đã hậu kiểm đối với Đơn vị kinh doanh Phong Giang (xóm 2 xã Liên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Theo thông tin từ phía Đội QLTT số 1, kết quả hậu kiểm: “có phát hiện một số sản phẩm như Tạp chí đã nêu”.
Đơn vị kinh doanh Phong Giang có địa chỉ tại xóm Bắc Phong, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
Cụ thể, người tiêu dùng thông tin tới Quỹ chống hàng giả về việc tài khoản Facebook có tên Giang Đặng được cho là của bà Đặng Thị Giang, chủ đơn vị kinh doanh Phong Giang có địa chỉ tại xóm Bắc Phong, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, thường xuyên xuất hiện những buổi livestream bán túi xách, giày dép, kính mắt... mang thương hiệu: Dior, Chanel, Gucci… với giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Vì vậy, người tiêu dùng hoài nghi những sản phẩm hàng hóa trên có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An (QLTT) đã có Công văn số 655/QLTTTNA-NVTH về việc xác minh, xử lý thông tin báo nêu.
Ngày 19/07/2024, Cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An (QLTT) đã có Công văn số 655/QLTTTNA-NVTH về việc xác minh, xử lý thông tin báo nêu. Văn bản Cục QLTT nêu rõ: “Cục quản lý thị trường đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin nói trên đối với Hộ kinh doanh: Đặng Thị Giang, địa chỉ: Xóm 2 (Xóm Bắc Phong) xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Kết quả xác minh không phát hiện hàng hoá có dấu hiệu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu như thông tin báo nêu”.
Tuy nhiên, chỉ sau ít ngày Tạp chí CHG nhận được công văn của phía Cục QLTT tỉnh Nghệ An, người tiêu dùng tiếp tục thông tin tới Quỹ Chống hàng giả việc Facebook "Giang Đặng" vẫn thường xuyên đăng tải những hình ảnh về sản phẩm hàng hóa thời trang, giày dép… có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngày 30/07/2024, phóng viên Tạp chí CHG có khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh Phong Giang, phóng viên nhận thấy tại đây đang bày bán một số sản phẩm có nhãn hiệu: Nike, Gucci, Adidas... và một số sản phẩm không có nhãn phụ.
Bên cạnh đó, ngày 30/07/2024, phóng viên Tạp chí CHG có khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh Phong Giang, phóng viên nhận thấy tại đây đang bày bán một số sản phẩm có nhãn hiệu: Nike, Gucci, Adidas... và một số sản phẩm không có nhãn phụ. Phóng viên đã chuyển những thông tin trên tới Đội QLTT số 1 (Cục QLTT tỉnh Nghệ An).
Ngày 08/08/2024, trao đổi với ông Lê Văn Quyền (Đội trưởng đội QLTT số 1) về việc sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, phía Đội đã triển khai xác minh và hậu kiểm hay chưa?, ông Quyền cho biết: “Anh đã cho anh em đến rồi... hàng hóa chỉ có một số ít... Về sở hữu trí tuệ, anh em báo có một số là dòng Adidas với Nike... có một số ít. Anh đang báo cho Đội Cơ động, cái đội chuyên môn làm về hàng giả, thương mại điện tử, nhưng lâu đến giờ nhiều việc quá nên người ta vẫn chưa đi được...”.
Ngày 09/08/2024, đơn vị kinh doanh này đã chuyển sang hoạt động kiểu “du kích”. Hoạt động kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm diễn ra lén lút, thể hiện sự tinh vi hơn, phức tạp hơn (ít bày bán tại địa điểm đăng ký hơn) chủ yếu là trên các nền tảng thương mại điện tử.
Trước khi có bài viết tiếp theo liên quan đến đơn vị kinh doanh Phong Giang, ngày 09/08/2024, nhóm phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát lại đơn vị này, những mong có cái nhìn khách quan, đa chiều, cũng như đánh giá đúng tính chất của vụ việc. Điều dễ dàng nhận thấy, dường như sau lần “bị động”, đơn vị kinh doanh này đã chuyển sang hoạt động kiểu “du kích”. Hoạt động kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm diễn ra lén lút, thể hiện sự tinh vi hơn, phức tạp hơn (ít bày bán tại địa điểm đăng ký hơn) chủ yếu là trên các nền tảng thương mại điện tử. Tại thời điểm khảo sát, mặc dù ở đây không bày bán quá nhiều sản phẩm như trước, nhưng số lượng “hàng hiệu” giá rẻ ở đây chiếm tỷ lệ rất nhiều.
Điều đó cho thấy đơn vị kinh doanh Phong Giang dường như đang cố tình bất tuân pháp luật, sẵn sàng đánh đổi quyền lợi người tiêu dùng để kiếm tiền “bất chấp”.
Việc trả lời thông tin báo chí một cách kịp thời liên quan đến quá trình kiểm soát (hậu kiểm) của đồng chí Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục QLTT tỉnh Nghệ An) cho thấy đơn vị này luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, cũng như làm tròn vai trò của một đơn vị kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Qua vụ việc của đơn vị kinh doanh Phong Giang cho thấy công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại (nhất là hoạt động đó diễn ra trên các nền tảng thương mại điện tử) sẽ rất khó khăn bởi thường xuyên diễn biến phức tạp. Để công tác trên đạt hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cần có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, quyết liệt thì mới có hiệu quả và thành công.
Liên quan đến nội dung bài viết, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh Văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp và có quyền yêu cầu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả; trường hợp có phát sinh tranh chấp thì có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình”.
Bên cạnh đó, ông Hoan cũng cho biết thêm: “Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP tùy từng mức độ hành vi vi phạm mà có thể cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu hàng hóa, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
Trong đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức”. |
1
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết