Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam


(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ. 
Nguồn cầu nhà ở “khổng lồ”
Nghiên cứu của Savills cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, giá bất động sản tại hai thành phố lớn của Việ Nam là Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt là 6% và  3%/năm, trong khi thu nhập cá nhân chỉ tăng lần lượt 4% và 3%.
“Khoảng cách ngày càng lớn, khiến việc sở hữu nhà trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với nhiều người dân. Bên cạnh đó, các rào cản pháp lý, vấn đề của các nhà phát triển và sự chậm trễ trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ nhà ở đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn”.
SAvills
Bà Giang Huỳnh - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và S22M tại Savills (Ảnh: Hải Uyên)
Bên cạnh đó, Savill cũng chỉ ra, một thị trường BĐS phát triển bền vững thường có sự đa dạng về phân khúc, đặc biệt là các sản phẩm hạng B và C. Tuy nhiên, tại cả Hà Nội và TP.HCM, nguồn cung các loại hình nhà ở này lại đang thiếu hụt nghiêm trọng. Nhu cầu về khoảng 50.000 căn hộ mỗi năm, chủ yếu đến từ người dân có thu nhập trung bình và các hộ gia đình trẻ, vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Theo bà Giang Huỳnh - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và S22M tại Savills, cả TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An đều đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Trong tương lai gần, TP.HCM sẽ chứng kiến sự gia tăng của các dự án cao cấp, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ lại hạn chế. Ngược lại, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các dự án hạng B. Sự mất cân đối này là do nhiều yếu tố, bao gồm tăng trưởng thu nhập, quỹ đất hạn hẹp và chi phí đất đai tăng cao, cùng với các thủ tục hành chính phức tạp trong việc cấp phép cho các dự án phát triển mới.
Loạt trợ lực về hạ tầng và chính sách
Với khoản đầu tư công vào cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 6% GDP, Chính phủ đang triển khai nhiều dự án lớn như xây dựng đường bộ, cầu cống, sân bay và cảng biển.
Đồng thời, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai các dự án này. Mục tiêu chính của các dự án này là cải thiện kết nối giao thông giữa các tỉnh thành, rút ngắn khoảng cách địa lý và thời gian di chuyển, đặc biệt là giữa các khu vực trung tâm đô thị và vùng ven. Nhờ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.
sv3
Nghiên cứu của Savill chỉ ra, nguồn cung căn hộ TP.HCM từ nay đến năm 2026 sẽ gia tăng đáng kể (Nguồn: Savills) 
Theo bà Giang Huỳnh, mô hình phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD), điển hình là hệ thống metro, đã và đang chứng minh hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề giao thông và cung cấp nhà ở.
“Nhờ việc tập trung phát triển các khu vực xung quanh các tuyến metro, mật độ xây dựng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và kết nối giữa các khu vực. Đồng thời, việc khai thác quỹ đất dọc theo các tuyến metro cũng giúp giảm chi phí đầu tư, từ đó tạo ra nhiều lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng hơn cho người dân”, vị chuyên gia Savills nói thêm.
Ngoài ra, chuyên gia Giang Huỳnh cũng cho rằng, để giảm áp lực về quỹ đất và chi phí đô thị, Hà Nội và TP.HCM đang hướng tới mở rộng đô thị ra các tỉnh lân cận như Bình Dương và Bắc Ninh. Việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này, giúp các khu vực ngoại thành trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và người dân.
Bà cũng cho rằng, việc ban hành các luật mới như Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trên thị trường bất động sản. Các quy định pháp luật mới này hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu quả sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Tuy nhiên, để giải quyết bài toán nhà ở vừa đủ và khả năng chi trả của người dân, chúng ta cần một giải pháp tổng thể, kết hợp sức mạnh của cả khu vực công và tư. “Trong bối cảnh ngân sách nhà nước có giới hạn và lãi suất tăng cao, việc tài trợ cho các dự án nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, khu vực tư nhân cũng đối mặt với áp lực lạm phát về chi phí đầu vào. Chính vì vậy, sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên là điều cấp thiết”. Chuyên gia Savils kết luận.
Còn lại: 1000 ký tự
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Vietnam Airlines hợp tác với Safran Seats của Pháp bảo dưỡng và nâng cấp máy bay

(CHG) - Mới đây Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký kết bản hợp tác với Safran Seats về việc cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, bố trí lại cấu hình ghế máy bay và cài đặt hệ thống kết nối internet trên không.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến thành phố Munich (Đức)

(CHG) - Ngày 5/10, Đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Việt Nam đến thủ phủ bang Bayern, Munich đã được Vietnam Airlines chính thức khai trương tại sân bay Nội Bài và sân bay quốc tế Munich.

Xem chi tiết
2
2
2
3