03 luật về bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024


(CHG) Dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025, nhưng 03 luật về bất động sản đã được Quốc hội thông qua và đưa vào thực hiện từ ngày 01/8/2024.
3 Luật có hiệu lực từ ngày 01/8/2024

3 Luật có hiệu lực từ ngày 01/8/2024

Đó là các luật: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 29/6/2024 đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật quan trọng như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023,…
Cụ thể về Luật Đất đai 2024, Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, khoản 1 Điều 252 của Luật Đất đai 2024 được sửa đổi như sau: "Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”. Sự thay đổi này nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong việc thực hiện các quy định pháp luật về đất đai, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và nền kinh tế.
Về Luật Nhà ở 2023 thì có Điều 2 của Luật Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 đã được sửa đổi như sau: "Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024" . Việc điều chỉnh này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách, quy định mới trong lĩnh vực nhà ở, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua việc cải thiện hệ thống pháp luật về nhà ở.
Về Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Điều 3 của Luật Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 của Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, khoản 1 Điều 82 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được sửa đổi như sau: "Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024”. Việc sửa đổi này nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường bất động sản, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này…
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản và người dân bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ bởi vì việc sửa đổi và bổ sung ở 03 luật trên không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và kinh tế mà còn đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách và quy định mới, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao vai trò của giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đề tài Nâng cao vai trò của giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa do TS. Mạc Quốc Anh (Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập

Đề tài Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, đưa ra yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập do Đỗ Thị Quỳnh Nga (Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Bàn về cơ cấu tổ chức và các thiết chế trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát

Bài báo nghiên cứu "Bàn về cơ cấu tổ chức và các thiết chế trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát" do ThS. Lưu Mạnh Hùng (Trường Đại học Hà Nội) và TS. Nguyễn Thanh Lý (Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội) thực hiện.

Xem chi tiết
Xu hướng sử dụng đường hàng không sau đại dịch Covid-19 của khách hàng tại Việt Nam

Đề tài Xu hướng sử dụng đường hàng không sau đại dịch Covid-19 của khách hàng tại Việt Nam do Nguyễn Thảo Minh Hiền1 - Bùi Hồng Long 1- Đinh Hoàng Anh1 - Đào Trần Quang Anh 1- Nguyễn Diệu Linh1 (1Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học FPT) thực hiện.

Xem chi tiết
Bàn về trách nhiệm pháp lý do hậu quả từ sử dụng công nghệ AI của nhà sản xuất

Bài báo nghiên cứu "Bàn về trách nhiệm pháp lý do hậu quả từ sử dụng công nghệ AI của nhà sản xuất" do ThS. Nguyễn Thị Hạnh (Trường Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3