Năm 2022: Tổng thu ngân sách tăng 15% so với năm 2021


(CHG) Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nươc (NSNN) năm 2022 ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Nhiều khoản thu tăng cao so với dự toán
Theo Bộ Tài chính, năm 2022, có 10 khoản thu vượt dự toán góp phần giúp tổng thu NSNN năm 2022 tăng 15% so với năm 2021 có thể kể đến như: Thu từ nhà, đất đạt 154,5%; thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết đạt 118,2% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 03 khu vực kinh tế.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng thu NSNN năm 2022 ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021. Trong đó, thu nội địa vượt 21,8% dự toán, tăng 9,9%; thu từ dầu thô vượt 176% dự toán, tăng 74,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 43,9% dự toán, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Thu NSNN năm 2022 vượt dự toán chủ yếu do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP tăng 8,02%); tổng mức bán lẻ tăng 19,8%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,8%, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, xuất siêu 11,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã góp phần tăng thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Một số khoản thu có mức vượt khá so với dự toán như: Thuế thu nhập cá nhân vượt 38,5%, chủ yếu nhờ thị trường chứng khoán, bất động sản tăng trưởng mạnh trong năm 2021, quyết toán thuế năm 2021 từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán... được nộp trong quý I/2022; các khoản thu về nhà, đất vượt 54,5% do thị trường bất động sản duy trì đà phát triển từ cuối năm 2021, các địa phương đã đẩy mạnh triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, đôn đốc thu tiền sử dụng đất và xử lý thu hồi nợ đọng của các dự án đã thực hiện giao đất, góp phần tăng thu tiền sử dụng đất năm 2022 so dự toán.
Bên cạnh đó, khoản thu từ thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước tăng 17% chủ yếu do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2022 đã có sự hồi phục. Đồng thời, phát sinh khoản thu tiền cổ tức năm 2020 được chia trong năm 2022 của 2 ngân hàng Vietcombank và Vietinbank khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng, qua đó góp phần tăng thu ngân sách cho lĩnh vực này.
Cùng với các yếu tố trên, cơ quan Thuế, Hải quan cũng đã tăng cường quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận, rà soát những nguồn thu có tiềm năng nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý, quyết liệt quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Đến nay, đã có 42 nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế, với tổng số thuế đã nộp là 3,44 nghìn tỷ đồng; ước thu cả năm 2022 từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đạt hơn 41 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 97% so năm 2021. Qua đó, đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách trong năm.
Nhờ đó, có 10 khoản thu vượt dự toán, trong đó thu từ nhà, đất đạt 154,5%; thu từ hoạt động sổ xố kiến thiết đạt 118,2% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 03 khu vực kinh tế: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 114,3% dự toán, tăng 7,4% so với năm trước; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 117,6% dự toán, tăng 11,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 121,5% dự toán, tăng 5,9%.
Còn 02 khoản thu không đạt dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường, đạt 72% dự toán, bằng 73,3% so cùng kỳ do thực hiện giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 18/2022/UBTVQH15 và số 20/2022/UBTVQH15 tác động làm giảm thu NSNN và thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đạt 12,1% dự toán do tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm.
Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Cùng với nhiệm vụ thu NSNN, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã được thực hiện theo dự toán, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Bộ Tài chính cho biết, tổng chi NSNN năm 2022 ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 82,8% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt 75,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 94% dự toán; chi thường xuyên đạt 92,4% dự toán.
Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ chi được tiếp tục thanh toán đến hết ngày 31/01/2023 hoặc sẽ tiếp tục được chuyển nguồn sang năm 2023 thực hiện theo quy định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công.
Cũng theo Bộ Tài chính, ngân sách Trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) là khoảng 6,33 nghìn tỷ đồng; trong đó bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương 2,28 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho các địa phương hơn 4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tạm cấp bổ sung hơn 4,36 nghìn tỷ đồng cho 32 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, đã thực hiện xuất cấp 30,37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Năm 2022, đã thực hiện phát hành 214,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 3,48%/năm.
Đến cuối năm 2022, dư nợ công ước đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia ước đạt 36,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ước đạt 16,3% tổng thu NSNN, nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Hải quan khẩn trương rà soát các trường hợp nợ thuế

(CHG) Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được thực hiện trong vòng 3 năm.

Xem chi tiết
Công ty cấp nước Thủ Đức (TDW) bị phạt và truy thu thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(CHG) Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW) do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021.

Xem chi tiết
Ngăn chặn rao bán hoá đơn điện tử trên mạng

(CHG) Tổng cục Thuế gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngăn chặn, xử lý thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng.

Xem chi tiết
2
2
2
3