Sớm hoàn thiện công cụ chống thất thu thuế trên thương mại điện tử


(CHG) Việt Nam là một trong 04 quốc gia đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoai, thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến. Sự phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức mới của Thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số đang đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có công tác quản lý thu thuế.

Ảnh minh hoạ.
Nhiều giải pháp chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng 
Trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế cả nước giải quyết hoàn thuế đối với 2.998 quyết định hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn của kiểm tra hồ sơ là 1.870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng số thuế đề nghị hoàn.
Trong 09 tháng đầu năm 2022 ngành Thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 321,92 tỷ đồng, phạt là 92,47 tỷ đồng).
Ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thanh tra Kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian tới, Tổng cục Thuế đề ra một số giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý thu hồi hoàn thuế như sau:
Một là, xây dựng và triển khai toàn ngành áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để lựa chọn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng.
Hai là, hoàn thiện hệ thống ứng dụng hỗ trợ xác minh hóa đơn tại cơ quan Thuế; đẩy nhanh thời gian xác minh và tập trung thông tin làm cơ sở xác minh nguồn gốc hàng hóa; hoàn thiện cơ chế chính sách về hoàn thuế;…
Ba là, xây dựng và triển khai việc sử dụng hợp đồng điện tử. Từ ngày 01/7/2022, hợp đồng điện tử đã được triển khai tới 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng và giám sát chặt chẽ công tác quản lý hoàn thuế đặc biệt là đối với một số nhóm mặt hàng có rủi ro cao.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế các cấp với các cơ quan ban ngành trong công tác chống thất thu, gian lận về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Sáu là, đẩy mạnh công tác phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc trao đổi thông tin, dữ liệu về thuế, hải quan theo hướng điện tử hóa tối đa các bước trao đổi thông tin, dữ liệu; hỗ trợ xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu, các lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoàn thuế và việc vận chuyển hàng hoá liên quan đến lô hàng xuất khẩu; hỗ trợ xác minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp hoàn thuế và cung cấp danh sách các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu rủi ro cao để rà soát và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế;
Bảy là, tiếp tục tăng cường phối hợp với Cơ quan Ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng và phối hợp với Cơ quan Công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi gian lận hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

Sẽ sớm hoàn thiện các công cụ quản lý để chống thất thu thuế trên các sàn thương mại điện tử.
Hoàn thiện pháp lý để quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử
Với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. 
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508/QĐ- TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới...; 
Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh thương mại điện tử kê khai, nộp thuế theo quy định; phối hợp, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; Tiếp tục phối hợp, trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan liên quan; hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới. Nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các Hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số.
Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 126 quy định chi tiết Luật Quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 30/10. Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Từ đó, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên Sàn giao dịch thương mại điện tử. Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính triển khai việc chia sẻ dữ liệu, kết nối thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... kết nối, chia sẻ tự động, thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu chung về: Xác thực thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu đăng ký thuế phục vụ làm sạch dữ liệu đăng ký thuế qua trục tích hợp quốc gia (NGSP) hoặc trục liên thông văn bản hành chính (VDXP). Nghiên cứu phát triển hoặc tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử hiện có tại Việt Nam lên ứng dụng công dân số quốc gia VNelD để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế..
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại địa bàn; chỉ đạo cơ quan thuế trên địa bàn cùng các sở, ban, ngành địa phương rà soát, thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương phối hợp với cơ quan thuế triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, triển khai các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh. Việc sớm triển khai những vấn đề nêu trên sẽ là các giải pháp giúp cho việc quản lý thu thuế, đối với các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số được nâng cao và đạt hiệu quả trong công tác quản lý lĩnh vực này
Còn lại: 1000 ký tự
Hải quan khẩn trương rà soát các trường hợp nợ thuế

(CHG) Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được thực hiện trong vòng 3 năm.

Xem chi tiết
Công ty cấp nước Thủ Đức (TDW) bị phạt và truy thu thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(CHG) Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW) do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021.

Xem chi tiết
Ngăn chặn rao bán hoá đơn điện tử trên mạng

(CHG) Tổng cục Thuế gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngăn chặn, xử lý thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng.

Xem chi tiết
Cưỡng chế thuế hàng loạt doanh nghiệp tại Đà Nẵng

(CHG) Cục Thuế Đà Nẵng vừa công khai hàng loạt các doanh nghiệp trên địa bàn bị cưỡng chế thuế. Số tiền thuế các doanh nghiệp nợ và cưỡng chế trong tháng 4/2023 từ vài triệu tới hàng chục tỷ đồng.

Xem chi tiết
Quảng cáo “chui” tiếp tay doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?

(CHG) Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, đi ngược lại với chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép…

Xem chi tiết
2
2
2
3