3.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ vi phạm quy định


(CHG) Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, năm 2022, khoảng hơn 3.000 trường bị phát hiện vi phạm trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ.

Hiện có 730.000 đại lý chính thức bảo hiểm nhân thọ gồm cả tổ chức, cá nhân và trong năm 2022, khoảng 3.000 trường hợp bị phát hiện vi phạm trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ. 14 lỗi phổ biến gồm tư vấn chưa đầy đủ cho khách hàng, tuyên truyền, quảng cáo sai về doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ… Một số trường hợp bị xử lý như không được phép hành nghề, chuyển cơ quan công an các vụ việc lừa đào..
Trước các vấn đề gần đây của kênh phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng, Hiệp hội đã làm việc với các bộ phận, kênh phân phối của các công ty Bảo hiểm nhân thọ và đã đạt được những thống nhất quan trọng. Trong đó, đặt ra vấn đề tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và xử lý nhân viên ngân hàng tư vấn sai, chưa đúng về các gói dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường quy trình kiểm soát nội bộ, công tác quản trị rủi ro, hạn chế thấp nhất những tranh chấp, khiếu nại của khách hàng; xử lý khiếu nại của khách hàng nhanh chóng..
Hiệp hội bảo hiểm cho rằng cần phải sớm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, quá trình tư vấn bảo hiểm cần được ghi âm và doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu trữ 5 năm để dễ dàng xác minh đúng sai khi phát sinh tranh chấp. Quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần điều chỉnh, như bổ sung thêm cuộc gọi xác minh trước khi ký hợp đồng hay quy định số điện thoại trên hợp đồng bảo hiểm phải là số chính chủ.
Về phía khách hàng, Hiệp hội bảo hiểm khuyến cáo, khách hàng khi tham gia bảo hiểm cần xác định rõ nhu cầu của bản thân. Tìm hiểu rõ nội dung của loại bảo hiểm là liên kết đầu tư hay bảo vệ sức khoẻ.
Với kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ủng hộ cách đánh giá tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ hai trở đi để xem xét hiệu quả của kênh này. Nếu tỷ lệ thấp có thể khách hàng bị ép mua bảo hiểm hoặc tư vấn không đúng nên khách sớm bỏ hợp đồng.
Hiện ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn đang đối mặt với khủng hoảng niềm tin lớn nhất trong lịch sử gần 30 năm phát triển. Nếu doanh nghiệp không tìm cách khắc phục sẽ rất khó tồn tại và phát triển trong thời gian tới./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3