Bài 2: Kiểm soát việc mua bán kinh doanh rượu bia


(CHG) Tính đến tháng 8/2022, hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 130 hồ sơ thông báo, đăng ký website/ứng dụng thương mại điện tử có bán rượu, đã duyệt 40 hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện. Nhưng thực tế, đang có nhiều cơ sở bán rượu, bia online không có giấy phép và không đảm bảo chất lượng, do đó cần cơ quan quản lý vào cuộc để bảo vệ người tiêu dùng.
Hình ảnh rượu xách tay vẫn còn tem nhãn tại nước ngoài được quảng cáo online.
Thời gian qua, Bộ Công Thương cùng các ban ngành đã rà roát các quy định về quản lý kinh doanh rượu, bia trên các ứng dụng thương mại điện tử. Về cơ bản, các quy định đã được thiết lập, nhưng cần hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan, để quy định đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh rượu, bia qua ứng dụng thương mại điện tử.
Tại buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm” được tổ chức ngày 14/12/2022 tại Hà Nội, Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương chia sẻ, mặt hàng rượu nói riêng và an toàn thực phẩm nói chung là lĩnh vực được Bộ Công thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Với nhiệm vụ được giao, Tổng cục Quản lý thị trường luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc, gồm cục quản lý thị trường ở các tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành ký cam kết, tuyên truyền đến các hộ sản xuất, doanh nghiệp, người kinh doanh hiểu được tác hại của việc sản xuất, kinh doanh rượu bia không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Từ đó, hạn chế các hành vi vi phạm trong việc sản xuất và kinh doanh rượu.
Tổng cục Quản lý thị trường cũng tuyên truyền cho người dân nên mua những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước. 
Bên cạnh đó, vào những dịp cao điểm, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm Quốc gia đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra cũng như chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, trong đó có Tổng cục Quản lý thị trường. Tổng cục đã giao cho 63 tỉnh, thành tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm nhất là những lĩnh vực như rượu, bia, nước giải khát…. để đảm bảo người dân đón Tết an toàn, mạnh khỏe.
Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: Bộ đãthành lập 2 đoàn kiểm tra, một đoàn do Vụ khoa học Công nghệ, một đoàn do Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì kiểm tra về an toàn thực phẩm. 
Để giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc xảy ra với doanh nghiệp và người tiêu dùng, ông Nguyễn Việt Tấn khuyến cáo các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm trước sản phẩm, chế độ an toàn về sản phẩm mà đơn vị sản xuất.
Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân phải thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hàng, bao bì theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn nếu có bởi mọi vi phạm đều có chế tài xử phạt rõ ràng. 
Người tiêu dùng cũng cần phải hiểu và thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân; Không nên ham rẻ mà sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cần kiểm soát rượu nhập ngoại đang bán tràn lan trên mạng.
Tại “Lễ công bố chương trình đào tạo trực tuyến & Tập huấn tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử” do Hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức ngày 24/11. Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết: Quy định về bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử được ghi nhận tại Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử. Đồng thời, quy định cũng tuân thủ theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc bởi không chỉ là việc quản lý người dưới 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia mà còn là việc quản lý chất lượng sản phẩm trên sàn giao dịch điện tử cũng gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 
Được biết, việc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất rượu có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 
Mặt khác, việc buôn bán rượu nhập lậu khi bị cơ quan chức năng phát hiện và làm rõ thì tùy theo mức độ, hành vi sẽ có những mức xử lý từ xử lý hành chính (phạt tiền) tới mức truy cứ trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 7/12/2012 hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu quy định, rượu nhập lậu là rượu thành phẩm, rượu bán thành phẩm có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài, không có đủ hóa đơn chứng từ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 60/2011/TTKT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an hướng dẫn về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
Theo đó, buôn bán rượu nhập lậu là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, việc buôn bán rượu nhập lậu sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu quy định tại điều 188, mục 1, Chương 18, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 
Theo căn cứ này, cá nhân phạm tội buôn lậu sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi: Số rượu lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; Số rượu lậu có giá trị dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi quy định về tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả... chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên ... thì bị phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03-07 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1,5 – 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07-15 năm khi vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 12-20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một  phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, cá nhân buôn bán rượu nhập lậu có thể bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 20 năm.
Khoản 6, điều 188, mục 1 Chương 18, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, doanh nghiệp hay pháp nhân thương mại buôn bán rượu lậu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu sẽ bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng khi: Số rượu lậu có trị giá từ 200 đến dưới 300 triệu đồng; số rượu lậu có trị giá từ 100 đến dưới 200 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi quy định về tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 01-03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 03-07 tỷ đồng nếu vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
Phạt tiền từ 07-15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm khi thuộc một trong các trường hợp: Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.
Hình phạt bổ sung có thể áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu là phạt tiền từ 50-300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.
Theo quy định trên, pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu có thể bị phạt tiền đến 15 tỷ đồng hoặc thậm chí là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Về hình thức xử lý hành chính, căn cứ điều 15, mục 3, chương II, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tương ứng với hành vi vi phạm, mức xử lý hành chính thấp nhất là 500 nghìn đồng; cao nhất lên tới 100 triệu đồng. Đi kèm đó là các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bao đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điều này.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3