Bài 2: Mua gian bán lận và lỗ hổng bán chui trái phiếu


(CHG) Mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ và lỗ hổng bán chui trái phiếu cho nhà đầu tư không chuyên qua hình thức hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian qua là một thực trạng được rất nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh để huy động vốn.

Trái phiếu Apec Group từng bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính do vi phạm trong phát hành (nguồn: internet).
Kỳ 1: Trái phiếu - Kênh dẫn vốn quan trọng
Mánh khóe bán chui trái phiếu
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 153 quy định về phát hành TPDN riêng lẻ. Nghị định 153 là hành lang pháp lý quan trọng đối với việc phát hành TPDN, khi quy định rõ đối tượng mua là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động mua gian bán lận trái phiếu thời gian qua vẫn diễn ra công khai với nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp cùng với sự tiếp tay của một số tổ chức chứng khoán, hoặc nhân viên môi giới làm việc cho tổ chức tín dụng, khiến nhà quản lý phải đau đầu nghĩ cách để “chặn cửa” hoạt động gian lận này. Để trái phiếu trở thành thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến.

Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt vì một số hành vi có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên (nguồn: Internet).
Một thực trạng là chạy theo lãi suất cao, nhiều cá nhân đã tìm cách “lách” để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoặc thông qua hợp đồng như hợp tác đầu tư, ủy thác đầu tư để bằng mọi cách mua TPDN.
Đặc biệt, một trong những kênh đưa cá nhân không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp mua TPDN qua sự môi giới, giới thiệu của nhân viên phòng giao dịch ngân hàng và sự môi giới của công ty chứng khoán.
Có tình trạng để chào mời TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân, nhiều công ty chứng khoán đã “lách luật” để “hô biến” nhiều nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm, trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, bằng những hợp đồng mua kỳ hạn trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán niêm yết trong thời gian 2-4 ngày.
Và đã có doanh nghiệp phát hành TPDN để góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác, lấy tiền cho doanh nghiệp khác vay, hoặc phát hành TPDN để chuyển vốn “lòng vòng” nhằm lách quy định về giới hạn cho vay/đầu tư TPDN của các ngân hàng với một khách hàng, nhóm khách hàng.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho hay, dù Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, song thời gian qua, một thực trạng là rất nhiều đơn vị đã lách luật. “Đây là khoảng trống pháp lý lớn của Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được ban hành đã bịt được lỗ hổng này”.
Cũng theo Luật sư Hà, Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định nhà đầu tư không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thứ, đây được xem như là một giải pháp "chặn cửa" việc gian lận hô biến thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu mua gian – bán lận
Trước đó, một số doanh nghiệp như Công ty CP tập đoàn APEC Group, Công ty CP tập đoàn Vset Group chào bán công khai trái phiếu do chính doanh nghiệp phát hành. Hoặc giao cho doanh nghiệp có liên quan chào bán TPDN như trường hợp Công ty TNHH Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện mùa đông phát hành trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh....
 
Thông qua kênh trái phiếu hoặc các dạng hợp đồng hợp tác, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng trái phiếu....hàng vạn nhà đầu tư đã “tích cực” bơm tiền cho doanh nghiệp, thế nhưng họ lại không thể biết tài sản của mình đang được doanh nghiệp sử dụng vào mục đích gì. Đến khi lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt, lúc này nhà đầu tư mới tá hỏa tìm cách để giảm thiểu rủi ro với những khoản đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư khác khi đầu tư “cấp vốn” cho Tập đoàn VSet Group cũng đang phải khóc ròng khi bị VSet Group “bội tín”?
Theo UBCKNN kết quả kiểm tra cho thấy hoạt động phát hành trái phiếu của VsetGroup có dấu hiệu bất thường, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. VsetGroup báo cáo đã ký 678 hợp đồng mua bán trái phiếu từ ngày 1/1/2020 đến 27/10/2021, với tổng giá trị hơn 208,6 tỷ đồng nhưng không cung cấp các hợp đồng đã ký theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
Cùng với đó, VsetGroup báo cáo việc phát hành trái phiếu để tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu.
Đặc biệt, VsetGroup không theo dõi, hạch toán, trình bày trên Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2020 và báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 30/6/2021 của công ty đối với các khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu, trả lãi vay trái phiếu, trả gốc vay trái phiếu đến hạn. “Không những thế, các khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu được các cá nhân trong công ty rút ra khỏi tài khoản của công ty, và không được nhập quỹ đầy đủ, không được theo dõi trên sổ sách kế toán của công ty”, đại diện UBCKNN cho biết.
Qua những hành vi của VsetGroup, dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi về tính mập mờ, thiếu minh bạch và gian lận của doanh nghiệp này; đồng thời, cũng phần nào cho thấy độ rủi ro ở mức rất cao đối với các nhà đầu tư đã lỡ mua và nắm giữ lượng trái phiếu của doanh nghiệp này phát hành.
Cùng thời điểm này là công ty CP Tập đoàn APEC (APEC Group) cũng bị cơ quan quản lý Nhà nước xử phạt về hành tương tự như VsetGroup. Theo Quyết định số 837/QĐ-XPVPHC ngày 06/12/2021, APEC Group bị xử phạt vi phạm hành chính 600 triệu đồng, và buộc phải hoàn trả toàn bộ hơn 500 tỷ đồng giá trị trái phiếu cho nhà đầu tư. Trước đó, doanh nghiệp này cũng bị phạt tiền 90 triệu đồng vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu IDJ.
Gần đây nhất là vụ việc CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông (gọi tắt là Tập đoàn An Đông) đã huy động gần 25.000 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Ngày 07/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
 
Cơ quan điều tra đã xác định Tập đoàn An Đông cùng với Chứng khoán Tân Việt là những doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (OTC: VTPGroup). Và là mắt xích quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh cho Tập đoàn mẹ VTP Group.  
Được biết cả Tập đoàn An Đông, chứng khoán Tân Việt đều có mối liên hệ chặt chẽ với Vạn Thịnh Phát. Thế nên, các cá nhân này đã có những việc làm góp sức quan trọng cho hoạt động huy động vốn của Vạn Thịnh Phát qua kênh trái phiếu của Tập đoàn An Đông.
Nhìn lại những tháng trước đó khi CTCP Chứng khoán APEC (HNX: APS) cũng từng giúp sức quan trọng để APEC Group huy động vốn thành công nhiều tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Và APS cũng bị phạt hơn 300 triệu đồng do kê khai sai, hạch toán thiếu thuế TNDN, thuế TNCN. Cùng với đó, APS cũng bị UBCK phạt cùng VSet Group và Apec Group do bán trái phiếu "chui". Và API chính là đơn vị phát hành trái phiếu cho Apec Group trong phần lớn quá trình huy động.
Cũng giống như bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, nguyên Chủ tịch HĐQT Apec Group là ông Nguyễn Đỗ Lăng; cũng là thành viên HĐQT của JDJ; Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT API… Và tại các công ty có liên quan này, ông Nguyễn Hoàng Linh là Chủ tịch HĐQT Apec Holding, là em trai của ông Lăng; đồng thời, TGĐ Apec Holding lại là bố của ông Lăng...
Từ đó cho thấy, mối liên hệ nhập nhằng sở hữu cổ phần trong “mạng lưới” các công ty liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Apec (Apec Group), dễ dẫn đến sự mập mờ trong tài sản. Cả Apec Group và IDJ cũng từng bị tố có sự mập mờ trong công bố thông tin, tài sản, gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư, đặc biệt khi huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Hay thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư còn cho rằng, CTCP Đầu tư Công nghiệp Việt Hưng (phố Nối, Hưng Yên) không thực hiện đúng một số nội dung trong bản công bố phát hành phát hành trái phiếu, có dấu hiệu lừa dối, gian lận nhà đầu tư.
Đây chỉ là những con số điển hình cho những dấu hiệu mua gian, bán lận TPDN. Trên thị trường còn có rất nhiều doanh nghiệp huy động vốn qua các dạng hợp đồng như: góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, hợp tác.... như mạng xã hội Hahalolo, Bất động sải Nhật Nam, Bankland Group, Tâm Lộc Phát....

Kỳ 3: Hàng triệu tỷ đồng trái phiếu đi đâu làm gì không ai hay?
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3