Bài 1: Trái phiếu - Kênh dẫn vốn quan trọng


(CHG) Cùng với những kênh vốn khác, trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Nhưng thời gian qua, do phát triển “nóng” nên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dần bộc lộ khoảng tối. Nhiều dấu hiệu gian lận, nhà đầu tư bỗng trở thành nạn nhân của thị trường và nếm “trái đắng”...
Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa bị bắt và khởi tố liên quan đến các gói trái phiếu của Tập đoàn An Đông.
Kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế
Cùng với những kênh vốn khác, trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Thông qua kênh trái phiếu, nhiều doanh nghiệp đã kịp bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo liên tục và phát triển....
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã huy động thành công nhiều tỷ đồng qua kênh trái phiếu, để bổ sung vốn kịp thời vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...
Thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đại dịch Covid -19 bùng phát, trái phiếu doanh nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào việc khơi thông dòng chảy nguồn vốn, hỗ trợ tiếp sức nguồn vốn, giúp doanh nghiệp phục hồi thời hậu Covid - 19.
Theo số liệu Báo cáo của Bộ Tài chính hồi tháng 6/2022, tổng khối lượng TPDN phát hành năm 2021 đã tăng 38,8% so với năm 2020. Trong đó, chủ yếu là khối lượng TPDN riêng lẻ phát hành đạt 605.520 tỷ đồng, tăng 38,8%.
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ TPDN đang lưu hành trên thị trường đã lên tới gần mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 52 tỷ USD, đóng góp chủ yếu đến từ nhóm bất động sản.
Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp của KBSV cho thấy, giai đoạn 2018 – 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã tích cực phát hành TPDN với lãi suất cao để hút vốn. Với áp lực đáo hạn vào năm 2022 – 2026, lần lượt đạt 120,4 nghìn tỷ đồng (32,1%) và 121,1 nghìn tỷ đồng (32%) đã chiếm tỷ trọng lớn thứ hai tổng khối lượng trái phiếu trên thị trường.
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho biết, thống kê tổng dư nợ TPDN hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng số vốn trung và dài hạn hệ thống ngân hàng (là 5 triệu tỷ đồng).
Những năm qua, vốn trái phiếu tăng trưởng “nóng” với khoảng 30-35%/năm. Nếu tính toán công thức có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ. 
“11,2 triệu tỷ gánh được gần như vốn trung dài hạn mà hệ thống ngân hàng tìm vốn ngắn cho vay trung dài hạn”, đây là điều chúng ta kỳ vọng trong tương lai, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Mặc dù là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Nhưng thời gian qua do phát triển “nóng”, nên có nhiều điều chưa thật sự hài lòng về thị trường trái phiếu, trong đó có vấn đề về bộ máy giám sát, điều tiết thị trường...
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (nguồn: Internet).
Để trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn an toàn
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ TPDN đang lưu hành trên thị trường đã lên tới gần mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD, và hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, doanh nghiệp (DN) đang rất cần vay vốn trung và dài hạn để hồi phục và phục vụ các kế hoạch tăng trưởng.
Kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ đang là một trong những kênh được các DN coi là phù hợp với mong muốn bổ sung vốn đầu tư phát triển cho DN của mình.
Giai đoạn 2017-2021 thị trường TPDN tăng trưởng 46%, tuy nhiên 2021 lại tăng trưởng hơn 56%. Điều đó chứng tỏ thị trường này đang tăng trưởng quá “nóng”. 
Vì thế, chúng ta cần xem xét để điều chỉnh hoạt động của thị trường để đảm bảo thị trường trái phiếu thực sự trở thành kênh huy động vốn đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn. Để đảm bảo không chỉ thị trường trái phiếu có thể hoạt động lâu dài, bền vững, trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn tốt, mà nó cũng đảm bảo cho cả thị trường chứng khoán của chúng ta phát triển an toàn và bền vững trong tương lai.
Cũng theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, năm 2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 720.000 tỷ đồng, tăng 52,5% so với năm 2020. Trong quý 1/2022, tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 137.000 tỷ đồng. Trong đó, mức độ phát hành của các DN bất động sản chiếm 70% trong khi các DN ngân hàng chỉ chiếm khoảng 5%.
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia (nguồn: Internet).
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, hiện tại có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường....
Trong thời gian qua, thị trường TPDN luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, và trên thực tế đây trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp. 
Tuy nhiên, cũng chính vì tăng trưởng "nóng", nên thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và đã được cơ quan quản lý liên tục phát ra những cảnh báo đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư cá nhân.
Do trái phiếu có độ rủi ro cao, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 153 quy định về phát hành TPDN riêng lẻ. Nghị định 153 là hành lang pháp lý quan trọng đối với việc phát hành TPDN, khi quy định rõ đối tượng mua là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế cho Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ, để nâng cao chất lượng và đưa thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ về đúng bản chất. Với mục đích chính là để hạn chế các rủi ro đang tồn tại trên thị trường trái phiếu và bảo vệ nhà đầu tư.
Nghị định 65 có hiệu lực là khung pháp lý quan trọng để dẫn dắt thị trường TPDN đi đúng hướng, thanh lọc nhà phát hành trái phiếu và bảo vệ nhà đầu tư, nhưng vẫn có cơ hội lựa chọn kênh đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường, để trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn an toàn của nền kinh tế.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3