Bài 2: Tràn lan hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Sau nhiều lần mua đồ trên Shopee, nhiều người tiêu dùng đã phản ứng gay gắt khi hàng nhận được khác với thực tế quảng cáo. Theo khảo sát thực tế, hiện nay ngay chính trên Shopee Mall lại xuất hiện nhiều gian hàng, bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn, biểu hiện của gian lận thương mại.
Bài 1: “Thiên đường” hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ?
Shopee Mall bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Nền kinh tế số, mô hình bán hàng đa kênh đã góp phần tạo lên một thị trường kinh tế rộng lớn, phong phú và đôi khi có những biến động ngoài dự đoán. Lợi dụng kênh bán hàng đa kênh, hàng giả, hàng nhái đã được nhiều thương nhân đưa vào thị trường để tiêu thụ, hòng kiếm lời bất chính từ việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ....

Shopee có biểu hiện bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn hợp pháp
Trong bối cảnh các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang xây dựng và thích ứng dần với các nền tảng thương mại điện tử, thì các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, gia công đã nhanh chóng khai thác ứng dụng của mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu lớn, nhưng lại có giá “rẻ” bất ngờ với hàng chính hãng. Liệu chăng, đây chỉ có thể là hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng không được kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật. Chỉ khi hàng hoá này được chuyển đến tay, người tiêu dùng mới cảm nhận được “cay đắng” chất lượng của sản phẩm.
Tận dụng kẽ hở về pháp lý đối với các tài khoản người dùng trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng không cung cấp địa chỉ cụ thể, không đăng ký kinh doanh, thậm chí còn không có tên chủ cửa hàng. Mọi hình thức giao dịch đều trực tuyến qua bên thứ 3 từ khâu đặt hàng đến thanh toán và giao hàng. Việc này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh và kiểm tra, giám sát, chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, chế tài xử lý đối với các đối tượng có các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng... vẫn chưa đủ sức răn đe, trước lợi ích quá lớn, nên vấn nạn hàng giả hàng nhái, gian lận thương mại vẫn “nóng” trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội... mà chưa tìm được hồi kết.

Hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn hợp pháp được bán tại Shopee 
Khảo sát thực tế người mua hàng trên Shopee và Shopee Mall, nhóm khảo sát ghi nhận phần lớn hàng được bán ở Shopee và Shopee Mall đều có giá rất thấp, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với hàng được bán ở các shop truyền thống và các điểm bán hàng chính hãng...
Nhóm khảo sát đã tiếp cận được với chị Vũ Thị V. ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chị V cho biết, chị thường xuyên đặt và mua hàng trên Shopee Mall, nhưng cũng chưa bao giờ để ý đến nguồn gốc xuất xứ, hoặc hóa đơn bán hàng của Shopee. Chị nhiều lần đặt mua trên Shopee Mall là vì giá rẻ và cũng tiện cho việc mua sắm....
Chị V. hồ hởi khoe với nhóm khảo sát, việc chị mới đặt mua được 2 sản phẩm sữa rửa mặt hạt ý dĩ Hatomugi, trắng 170g, 01 sản phẩm thuốc nhỏ mắt giảm cận, phục hồi thị lực Sancoba 5ml, đặc biệt mua được 01 máy sấy tóc ở Shopee Mall có giá rẻ hơn ngoài thị trường rất nhiều. Sau khi đặt hàng thành công, vài ngày sau chị đã nhận được hàng do shop gửi tới.
Nhóm đã được chị V. cho xem sản phẩm chị mới nhận được từ shop ở Shopee Mall. Cảm quan ban đầu của nhóm là hàng được đóng trong một hộp giấy bìa cứng nhỏ, bên ngoài có ghi địa chỉ người nhận, giá trị thanh toán, tên sản phẩm được ghi rõ là hàng nhập khẩu chính hãng....

Nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn hợp pháp được bán tại Shopee.
Nhưng khi bóc hộp, để xem bên trong sản phẩm có đảm bảo đúng theo quy định pháp luật về hàng hóa? Nhóm nhận thấy trên 02 sản phẩm sữa rửa mặt, 01 sản phẩm thuốc nhỏ mắt và 01 sản phẩm máy sấy tóc mà chị V. mới mua tại Shopee Mall, hoàn toàn là chữ nước ngoài, không có tem phụ bằng tiếng Việt ghi hướng dẫn sử dụng, thành phần, đơn vị nhập khẩu hoặc nguồn gốc nơi sản xuất, cảnh báo sử dụng an toàn..., ngay cạnh các sản phẩm trên là một phiếu tự đánh giá 5 sao và tự giới thiệu của shop bán hàng.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, nếu đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành về hàng hóa, theo quy định tại Điều 192 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Điều 194, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 195, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi. Tuỳ vào mức độ, người vi phạm có thể bị phạt tù thấp nhất là 1 năm, cao nhất là 15 năm tù.
Ngoài ra nếu có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để lừa đảo trong thương mại điện tử có thể bị xử lý theo Điều 290 Bộ luật Hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nghị định số 111/2021/NĐ-CP quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, đối với các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: (1) Tên hàng hóa; (2) tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; (3) xuất xứ hàng hóa, nếu không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa; (4) các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định và quy định pháp luật liên quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
Nhiều khách hàng kêu trời về chất lượng khi mua hàng tại Shopee
Không chỉ chị V. ở quận Cầu Giấy mua phải hàng không hóa đơn, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên Shopee. Trước đó anh Nguyễn Chí Danh, ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đặt mua một 1 cặp đồng hồ nhãn hiệu Tony Watch 68 tại sàn thương mại điện tử Shopee.

Bao bì đóng gói sản phẩm khi mua hàng tại Shopee.
Ngày 17/4, sau khi nhận được hàng, anh Danh kiểm tra phát hiện đồng hồ bị lỗi, kim phút chạy chập chờn, ngày tháng nhảy số không chuẩn. Vài ngày sau, anh Danh khiếu nại với người bán nhưng phía kênh bán hàng không cho đổi hàng với lý do đã mở hộp, phía Shopee cũng đồng ý với lý do này.
Hoặc như trường hợp của chị Vũ Khánh Vy, ở quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Ngày 3/4 chị lên sàn thương mại điện tử Shopee tìm mua sản phẩm là bộ dầu gội, dầu xả. Sau khi xem hình ảnh, kèm những lời quảng cáo là hàng chính hãng, hàng thật 100%, chị Vy quyết định đặt mua một bộ sản phẩm (1 chai dầu gội, 1 chai dầu xả) nhãn hiệu Hairburst, giá gần 500.000 đồng.
Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm, chị Vy và người thân bị dính, bết, da đầu ngứa rát khó chịu. Liên hệ với với kênh của người bán dầu gội để phản ánh, chị Vy không những không nhận được hỗ trợ mà còn bị chặn số điện thoại.
Là chợ thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nhưng Shopee lại liên tục bị khách hàng than phiền vì đủ kiểu rắc rối và bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn...
Từ những ví dụ thực tế ở trên cho thấy, khách hàng đang dần không ủng hộ Shopee. Nếu tương lai doanh nghiệp này không khắc phục những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn hàng hóa... thì rất có thể người tiêu dùng sẽ quay lưng với sàn thương mại này.

Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn hợp pháp được bán tại Shopee.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, hàng năm Cục này nhận được hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại tố cáo các vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Số lượng các khiếu nại tố cáo liên quan đến kinh doanh trên không gian mạng tăng lên rất nhanh và chiếm thứ hai trong tổng số lượng đơn thư (chiếm 15,4%)…
Thực trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào các nền tảng bán hàng trực tuyến như: Facebook, Zalo, Tiktok… và cả các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki
Được biết, nhằm hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được như xã hội mong đợi, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Dự kiến, dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư, và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ Năm vào tháng 5/2023. Với những Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) được áp dụng là sẽ là một công cụ hữu hiệu để hạn chế vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ trên sàn thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3