Bài 3: Áp dụng công nghệ “chặn” hàng giả, gian lận thương mại trên nền tảng số


(CHG) Thời gian qua chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trên thương mại điện tử vẫn còn gặp nhiều khó khăn và một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạmKế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, trong đó có vấn kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu cần triển khai.

Xu hướng của các ngành bán lẻ sẽ sử dụng trên thương mại điện tử.
Thời gian qua nhiều giải pháp chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại đã được các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả. Dù vậy vẫn còn các sàn thương mại điện tử lợi dụng không gian mạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, thậm chí nhiều trường hợp đã khiến người tiêu dùng" tiền mất tật mang" khi tin vào lời quảng cáo trên mạng.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho rằng, để giải quyết vấn đề chống hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường, nhất là trong môi trường thương mại điện tử, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, người tiêu dùng. 
Về lâu dài, phải xây dựng nền thương mại điện tử vững chắc, lựa chọn đơn vị điển hình để đẩy lùi các tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Cũng phải xây dựng thể chế, nền tảng cơ sở pháp luật đáp ứng được nhu cầu về quản lý nhà nước trong thời gian tới đối với nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Từ đó, các bộ, ngành liên quan mới có căn cứ để xử lý vi phạm. 
Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền để không những cơ quan chức năng mà người tiêu dùng, doanh nghiệp biết được vai trò của mình ở đâu, cần phải làm gì, từ đó mới ngăn chặn, đẩy lùi, dần xóa bỏ các hành vi kinh doanh hàng giả, buôn lậu trên thị trường.
Ngay từ cuối quý 3/2022, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ công thương đã ban hành kế hoạch mở cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cũng cũng ban hành kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp Tết để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... trên cả phương thức kinh doanh trực tiếp và trực tuyến qua mạng internet.
Bộ Công thương cũng đã xây dựng cổng điện tử (online.gov.vn) để tiếp nhận thông tin, khiếu nại, phối hợp xử lý... Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng phối hợp với các cơ quan liên quan gỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm vi phạm trên thương mại điện tử,
Tuy nhiên, chống hàng giả, hàng nhái, đặc biệt trên thương mại điện tử là cuộc chiến không dễ dàng, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, giải pháp là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát hiện, xử lý hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa trực tuyến qua internet cần phải được triển khai đồng bộ.
Được biết, trong 09 tháng đầu năm 2022 ngành Thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 321,92 tỷ đồng, phạt là 92,47 tỷ đồng).
Ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thanh tra Kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết, thời gian tới, Tổng cục Thuế đề ra một số giải pháp triển khai đồng bộ, quyết liệt nhằm phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý thu hồi hoàn thuế như sau:
Một là, xây dựng và triển khai toàn ngành áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để lựa chọn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng.
Hai là, hoàn thiện hệ thống ứng dụng hỗ trợ xác minh hóa đơn tại cơ quan Thuế; đẩy nhanh thời gian xác minh và tập trung thông tin làm cơ sở xác minh nguồn gốc hàng hóa; hoàn thiện cơ chế chính sách về hoàn thuế;…
Ba là, xây dựng và triển khai việc sử dụng hợp đồng điện tử. Từ ngày 01/7/2022, hợp đồng điện tử đã được triển khai tới 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai, đảm bảo theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng và giám sát chặt chẽ công tác quản lý hoàn thuế đặc biệt là đối với một số nhóm mặt hàng có rủi ro cao.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế các cấp với các cơ quan ban ngành trong công tác chống thất thu, gian lận về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Sáu là, đẩy mạnh công tác phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc trao đổi thông tin, dữ liệu về thuế, hải quan theo hướng điện tử hóa tối đa các bước trao đổi thông tin, dữ liệu; hỗ trợ xác minh nguồn gốc hàng hóa, tờ khai nhập khẩu và  hỗ trợ xác minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệphoàn thuế, cung cấp danh sách các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu rủi ro cao, để rà soát và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế. 
Bảy là, tiếp tục tăng cường phối hợp với Cơ quan Ngân hàng, để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng, phối hợp với Cơ quan Công an để thực hiện xác minh các giao dịch kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi gian lận hóa đơn, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thị trường e-commerce Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026, (Ảnh: Internet)
 
Mới đây, Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2022 của Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, (ngày 10/11), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và Ban Chủ nhiệm Đề tài phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, trên thực tế, thời gian qua, khi xây dựng khung pháp luật về thương mại điện tử, Việt Nam đã tiếp thu các nguyên tắc, nội dung cơ bản của Luật Mẫu về thương mại điện tử, cũng như Luật Mẫu về chữ ký điện tử, do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) ban hành.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, một số đại biểu nêu rõ, các vấn đề pháp lý về thương mại điện tử như: Việc quy định rõ các vấn đề pháp lý đối với các nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử; quy định kỹ thuật về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, bảo mật của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng; xử lý vi phạm và tội phạm trong thương mại điện tử, đều đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam. Ngoài ra, cũng đã quan tâm đến cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại điện tử và tạo dựng được các quy định về cơ chế giải quyết tương đối phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, các đại biểu cho rằng, để thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và bền vững, cần thiết phải tham khảo kinh nghiệm pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề này, từ đó đưa ra các yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam.
Các đại biểu cũng kiến nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán dịch vụ quốc tế giao kết qua phương tiện điện tử đối với cả thương mại hàng hóa quốc tế và thương mại dịch vụ quốc tế trong khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế kiểm tra chặt chẽ để xác minh tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu và chữ ký số. Việc xây dựng cơ chế này là cấp bách đối với các nhà làm luật Việt Nam để bảo đảm an toàn của giao dịch điện tử hay giúp các cơ quan có thẩm quyền kiểm định độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi xác định thông điệp dữ liệu có giá trị chứng cứ hay không trong hoạt động tư pháp.
Để chủ động kiểm soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã ký ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó có vấn kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu cần triển khai.
Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đạt chất lượng cho Nhân dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; xây dựng, triển khai kế hoạch tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các hành vi vi phạm về niêm yết giá... tập trung vào nhóm hàng như thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, gia súc, gia cầm...
Chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không để phát sinh các kho, bãi, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới và địa bàn nội địa nhằm phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…
Như vậy, với các nội dung quan trọng là bổ sung, hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử. Cần tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử và các lĩnh vực liên quan. Đồng thời nâng cao vai trò, nhận thức và ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ thương mại điện tử sẽ thêm công cụ để các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trên nền tảng số hơn nữa trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra, phát hiện tạm giữ hơn 1.200 sản phẩm là mỹ phẫm, thực phẩm nhập lậu và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, với tổng trị giá là 82.650.000 đồng.

Xem chi tiết
Tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất siêu thị Trung Vân, phát hiện tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Kiểm tra xử lý trên 140 vụ việc, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

(CHG) Cục QLTT thành phố Cần Thơ thực hiện kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, đã thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt 18 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp xử phạt 18 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kinh doanh phân bón, cây giống không thông báo website thương mại điện tử bán hàng

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh kinh doanh phân bón,cây giống không thông báo website thương mại điện tử bán hàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3