Kinh doanh rượu, bia trên Thương mại điện tử còn gặp khó ?


(CHG) Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đã cho phép kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử. Tuy nhiên, có nhiều quy định kèm theo khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
 
Ảnh minh hoạ.
Vẫn còn nhiều quy định khó khả thi
Tính đến tháng 8/2022, trên hệ thống quản lý hoạt động Thương mại điện tử (online.gov.vn), Bộ Công Thương đã tiếp nhận 130 hồ sơ thông báo, đăng ký website/ứng dụng thương mại điện tử có bán rượu, và đã duyệt 40 hồ sơ đáp ứng điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay các quy định về quản lý kinh doanh rượu và thương mại điện tử cơ bản đã có, tuy nhiên, trong triển khai vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đầu tiên là việc quản lý người mua trên sàn giao dịch thương mại điện tử đang gặp khó trong việc xác định người đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và đặt mua bia, rượu.
Về trách nhiệm của bên bán và bên trung gian (vận chuyển), hiện nay, nhiều sàn thương mại điện tửvẫn chưa quy định trách nhiệm của người bán phải bảo đảm, kiểm tra độ tuổi của người nhận hàng trong trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2020/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng”.
Trường hợp người bán trên sàn không trực tiếp giao hàng, mà thông qua bên vận chuyển thì cần có quy định trách nhiệm rõ ràng của bên vận chuyển (bên thứ ba) trong việc xác định đối tượng nhận hàng có đủ 18 tuổi hay không.
Theo khoản 4 Điều Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia không quy định về điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử bao gồm: “Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt”. Tuy nhiên, với cơ chế thông qua bên vận chuyển để giao hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ không áp dụng được triệt để, không đảm bảo xác định được người mua có đủ 18 tuổi hay không.
Khó khăn nữa là một số người bán trên sàn, lợi dụng việc biểu thị thông tin hàng hóa để nhằm mục đích xúc tiến, quảng cáo, quảng bá sản phẩm rượu trên sàn. Như vậy, việc biểu thị thông tin hàng hóa với quảng cáo sản phẩm còn đang chưa rõ ràng đối với rượu, bia khi được bán trên sàn. 
Cùng với đó là tình trạng các sản phẩm rượu được làm giả, nhái rất tinh vi, xuất hiện nhiều và được phân phối qua các sàn thương mại điện tử. Do đó, việc quản lý đầu vào chất lượng sản phẩm này gặp rất nhiều khó khăn đối với cơ quan quản lý Nhà nước. “Để khắc phục tình trạng này, cần rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan (quảng cáo, bưu chính, ...) để quy định đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh rượu qua thương mại điện tử.", đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương. Ảnh: VOV
Cơ hội cho doanh nghiệp và thương nhân đồ uống 
Thực tế đang diễn ra tình trạng nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử chưa quy định trách nhiệm của người bán phải bảo đảm, kiểm tra độ tuổi của người nhận hàng trong trường hợp theo quy định.
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 và Nghị định 24/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại rượu bia đã chính thức cho phép kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh mới, đồng thời đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành, bởi họ sẽ phải tuân thủ đồng thời những quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn trên môi trường thương mại điện tử.
Theo Điều 18, Luật Phòng, chống tác hại rượu bia về điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thươngmại điện tử, rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
“Đây là quy định bắt buộc, việc vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn hay chất lượng có thể buộc cơ sở kinh doanh phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bắt buộc. Bởi rượu, bia là sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng, nếu sử dụng không hợp lí. Việc không bảo đảm chất lượng, đặc biệt là bán rượu giả không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội”, ông Nguyễn Anh Sơn cho biết thêm.
Nhằm góp phần hỗ trợ các cơ quan hữu quan tăng cường quản lý kinh doanh đồ uống có cồn, bao gồm cả hình thức thương mại điện tử và hỗ trợ thương nhân kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức trên điện tử, các doanh nghiệp cũng như các thương nhân sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn cần tuân thủ các quy định liên quan đến lĩnh vực của mình. Để đáp ứng vấn đề này, Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) đồng hành với Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương (APISWA), triển khai chương trình đào tạo trực tuyến và tập huấn tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn, theo hình thức thương mại điện tử.
Chương trình cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cần thiết cho các doanh nghiệp mong muốn triển khai hoạt động kinh doanh về lĩnh vực đồ uống có cồn tại Việt Nam.
PGS.TS.Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam. Ảnh: VOV.
Tại Hội thảo về “Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới”, PGS.TS.Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA nhận định, sau một thời gian dài do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội từ đại dịch Covid-19, và chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù bao gồm Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại của rượu, bia với các hạn chế toàn diện về quảng cáo, khuyến mại, sản xuất, kinh doanh và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với chế tài rất nặng, áp dụng khi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thị trường tiêu thụ giảm 20-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm tới 16% so với năm 2019... Chưa kể, trên thị trường có khoảng trên 70% rượu do dân tự nấu, rượu không có nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố năm 2020, tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.
Với việc được kinh doanh đồ uống có cồn trên các sàn thương mại điện tử, cùng với những quy định khắt khe của pháp luật đối với mặt hàng này, trước hết người tiêu dùng có thể yên tâm hơn trong việc mua các sản phẩm đồ uống có cồn giảm bớt được nỗi lo lắng, khi lỡ mua phải những sản phẩm rượu thủ công không rõ nguồn gốc, không có đăng ký chất lượng; rượu được pha chế, ngâm tẩm các loại động thực vật, hóa chất, và cả… cồn công nghiệp, gây hại cho sức khỏe và tính mạng người sử dụng như đã từng xảy ra. 
Mặt khác, hoạt động kinh doanh thương mại của lĩnh vực này trên sàn thương mại, điện tử sẽ thuận lợi hơn đối với việc quản lý nguồn gốc hàng hóa, dễ dàng hơn cho người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý thương mại và doanh nghiệp sản xuất phát hiện hàng giả, hàng lậu… quản lý chặt chẽ đối với nghĩa vụ thuế đối với nhóm hàng hóa này. Do đó, những ý kiến cho rằng việc được phép kinh doanh rượu bia trên sàn thương mại điện tử đang trở thành cơ hội và là thách thức đối với các doanh nghiệp ngành đồ uống có cồn, cũng như các thương nhân kinh doanh nhóm mặt hàng này là có căn cứ.
 
Cần tránh các rủi ro pháp lý do vi phạm khi kinh doanh trực tuyến
Ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng Ban Hợp tác Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom) lưu ý: Thương nhân cần có giấy phép khi kinh doanh rượu bia; Tuân thủ quy định của pháp luật, không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, đặc biệt với sản phẩm rượu; Thực hiện cam kết cộng đồng, hưởng ứng chương trình truyền thông “Uống có trách nhiệm”.
Đại diện VECOM cũng khuyến cáo thương nhân tránh các rủi ro pháp lý do vi phạm khi kinh doanh trực tuyến. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến nhãn, bao bì, tài liệu kèm theo hàng hóa; Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa.
Đồng thời, đề xuất cần có quy định về hướng dẫn cụ thể để cho các thương nhân có thể đăng ký bán rượu online và tuân thủ quy định pháp luật một cách đầy đủ nhất. 
Còn lại: 1000 ký tự
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái

Ngày 13 tháng 4 năm 2024, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.

Xem chi tiết
Sản phẩm SÂM PLUS’S BODY, VẠN XUÂN TỐ NỮ PLUS vi phạm quy định

(CHG) Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện website: vanxuantonuplus.vn quảng cáo phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vạn Xuân Tố Nữ Plus, website duocphamthanhmong.com quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Plus S’body Green vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Xem chi tiết
Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt hơn 11 tỷ đồng

​(CHG) Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế (www.vfa.gov.vn), ngày 24/02/2024 Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển có địa chỉ trụ sở chính trên Giấy đăng ký doanh nghiệp tại: Điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) do mắc hàng loạt các sai phạm. Tổng số tiền mà Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt lên tới hơn 11 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt các cơ sở kinh doanh có điều kiện không có giấy phép theo quy định

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra đột xuất 03 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh hàng hóa có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.

Xem chi tiết
2
2
2
3