Bài 3: Quan ngại doanh nghiệp huy động vốn qua ứng dụng – App


(CHG) Nhiều doanh nghiệp tiềm lực yếu kém về tài chính đã thực hiện huy động vốn qua ứng dụng (app) với lãi suất cao nhưng không có tài sản đảm bảo và nhà đầu tư cũng không biết tiền của họ được sử dụng ra sao ? Đang là vấn nạn gây quan ngại có thể gây mất an ninh trật tự, tổn thương kinh tế khi nhà đầu tư không được trả vốn và lãi đúng kỳ.

App Apec Finance do đơn vị thành viên thuộc hệ sinh thái của Apec Group phát triển, huy động vốn với lãi suất khủng được luật sư cảnh báo rủi ro.
Quan ngại app huy động vốn
Chỉ cần gõ từ khóa app đầu tư tài chính, trong vòng 0,53 giây có tới 57.000.000 kết quả tìm kiếm cùng hàng loạt các tên app xuất hiện với những cam kết về an toàn và lợi nhuận hấp dẫn. Sự xuất hiện của các app giúp cho doanh nghiệp huy động vốn dễ hơn, hiệu quả hơn cùng những sản phẩm tích lũy, đầu tư.
Hiện các mô hình đầu tư qua ứng dụng vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng, nhiều ứng dụng vẫn đang hoạt động trong vùng "xám" (sandbox) khiến nhà đầu tư khó đánh giá được ứng dụng nào có đủ tính pháp lý, đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư.
Đầu tháng 10/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã phát đi thông báo cảnh báo về các trang web, app giao dịch (Passion Invest, Tikop, Infina, Finhay, Savenow, BUFF…) thực hiện huy động vốn, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Cụ thể, các đơn vị này huy động vốn của nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.
Trong số những doang nghiệp huy động vốn qua ứng dụng (App) thời gian vừa qua, phải kể đến nền tảng đầu tư tài chính 4.0 Apec Finance của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Apec. Apec Finance là một App được Apec dùng để  “tận dụng” huy động được vốn tối đa từ nhà đầu tư, với nhiều gói đầu tư từ 10 triệu đồng kèm lãi suất cực cao nhưng không có tài sản đảm bảo.
Các bước hướng dẫ giao dịch tại App Apec Finance.
Quan sát cách App Apec Finance huy động và quản lý vốn có thể thấy dấu hiệu của hoạt động quản lý quỹ. Tuy nhiên Apec Finance chỉ là doanh nghiệp được sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp phép, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Cụ thể, trên cổng thông tin điện tử đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần Apec Finance có mã  số doanh nghiệp là 0105351598, do bà Trần Thị Đạt là người đại diện, có trụ sở tại tầng 3, tòa Charmvit Tower, 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Cũng trên cổng này, ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Apec Finance không hề thấy được cấp phép hoạt động quản lý quỹ, mà chủ yếu liên quan đến xây dựng và hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Hoạt động tư vấn đầu tư dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư). Ngoài Công ty Cổ phần Apec Finance, bà Trần Thị Đạt còn đại diện cho doanh nghiệp khác liên quan đến Apec Group...
App Apec Finance đã gây chú ý một thời gian dài khi huy động vốn với giá trị rất nhỏ, nhưng lại có lãi suất cao ngất ngưởng, thậm chí cao hơn trái phiếu doanh nghiệp, nhưng lại không có tài sản đảm bảo.
Điều đáng quan ngại của App Apec Finance là bất cứ nhà đầu tư nào, dù chỉ từ 10 triệu đồng chỉ cần có nhu cầu là có thể chuyển tiền qua tài khoản định danh được ngân hàng BIDV cấp cho Apec Finance, để trở thành nhà đầu tư và hưởng lãi theo các gói mà Apec Finance quy định. App này ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư, vì ít tiêu chuẩn hơn so với đầu tư trái phiếu, nhưng lãi suất lại cao hơn lãi suất trái phiếu rất nhiều.
Như gói đầu tư Asavings có mức đầu tư chỉ từ 10 triệu đồng, lãi suất lên đến 13%/năm, có kỳ hạn đầu tư từ 12 – 60 tháng, trả lãi 3 tháng 1 lần. Đối với các khoản kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 11%/năm, không được rút gốc trước hạn, kỳ trả lãi 3 tháng. Đối với kỳ hạn 24 tháng có lãi suất 12%/năm, không được rút gốc trước hạn, kỳ trả lãi 3 tháng. Kỳ hạn 36 tháng lãi suất 12,5%, được rút gốc trước hạn. Kỳ hạn 36 tháng với lãi suất 13%/năm, không được rút gốc trước hạn...
Cần một hành lang pháp lý
Theo quảng cáo của Apec Finance, Asavings là sản phẩm đầu tư cho vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tổ chức cho vay vốn là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, đã được thẩm định tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn. Các doanh nghiệp đều được kiểm toán báo cáo tài chính bán niên, kiểm toán hàng năm bởi các công ty kiểm toán hàng đầu.
Apec Finance cho rằng, so sánh với hình thức trái phiếu thì việc đầu tư cho doanh nghiệp vay vốn có nhiều ưu điểm hơn khi không phụ thuộc vào đợt phát hành nên nhà đầu tư có thể đầu tư bất kỳ thời điểm nào, không bị hạn chế bởi số lượng tiền đầu tư tối đa, không bị hạn chế bởi tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp giống như trái phiếu.
Trong Cash Up còn được chia nhỏ thành các gói: Gói Power - Lãi suất vượt trội lên đến 12%/năm, hạn mức tối đa là 50 triệu, kỳ trả lãi 7 ngày. Gói Smart - Tiết kiệm thông minh với hạn mức tối đa 9,5%/năm, hạn mức tối đa 200 triệu đồng. Gói Stable - Đầu tư bền vững, không giới hạn hạn mức, lãi suất 9%/năm.
Gói đầu tư Cash Up của Apec Group có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Theo giới thiệu, các sản phẩm Cash Up sẽ có hạn mức đầu tư tối đa khác nhau tùy theo tính chất sản phẩm, Apec Finace sẽ dựa vào tình hình sản suất trên thị trường, và tỷ suất sinh lời của các khoản Hợp tác đầu tư để đưa ra mức cam kết lãi suất cố định cho khách hàng tùy từng thời điểm. Các thay đổi về lãi suất có thể điều chỉnh mà không cần báo cáo trước và có hiệu lực kể từ ngày bắt đầu thay đổi.
Trên app Apec Finance còn giới thiệu gói đầu tư A-partner. Đây là mô hình đầu tư dự án bất động sản giá gốc cùng Tập đoàn Apec. Nhà đầu tư được tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm phát triển, kinh doanh và vận hành dự án của Tập đoàn Apec. Mô hình này phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn, muốn đầu tư kinh doanh bất động sản thông qua hình thức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp dự án.
Nhà đầu tư sẽ được nhận cổ tức, lợi nhuận từ 50% -200% trong suốt vòng đời dự án. Được cam kết mua lại cổ phần mọi thời điểm với lãi suất 5%/năm, được cam kết đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và được chuyển đổi cổ phần sang bất động sản của dự án với giá ưu đãi.
Với những lời “hoa mĩ” kêu gọi từ số tiền đầu tư rất thấp, tính linh hoạt cao, lãi suất vượt trội... các sản phầm đầu tư của Apec Finance nhanh chóng tạo được sự quan tâm, nhưng đa số các gói sản phẩm kêu gọi đầu tư này lại không có tài sản đảm bảo (?).
Theo khảo sát, để có thể đầu tư vào Apec Finance, nhà đầu tư phải ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Apec Finance. Trong đó có điều khoản: Nhà đầu tư thực hiện tài khoản thông qua nền tảng của Apec Finance và thực hiện góp vốn bằng tiền mặt vào Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Số tiền vốn góp được chuyển vào tài khoản ngân hàng của công ty được cập nhật trên nền tảng Apec Finance. Vốn góp của nhà đầu tư có thể được công ty ủy thác cho đơn vị quản lý đầu tư, tùy theo quyền quyết định của công ty.
Được biết, các sản phẩm huy động của Apec Finance không có tài sản đảm bảo. Thay vào đó, khách hàng có thể theo dõi kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp đang niêm yết, nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Apec như Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương - Chứng khoán APEC (HNX: APS), Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API), Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ)... để cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Apec Finance không phải công ty đại chúng nên khác với IDJ, API hay APS nhà đầu tư phần nào có thể kiểm tra sức khỏe tài chính qua các báo cáo tài chính. Với cách hoạt động nêu trên của Apec Finance, nhà đầu tư chỉ có thể dựa vào niềm tin để...  "trao trứng".   
Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Phòng Tranh tụng Công ty luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Phòng Tranh tụng Công ty luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), việc huy động vốn qua App Apec Finance từ nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Dân sự. Việc huy động vốn này không có tài sản đảm bảo, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Từ đó nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra, sẽ không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích.
Thêm nữa, các nhà đầu tư chỉ nhìn thấy lợi nhuận nhãn tiền, không tìm hiểu kỹ các thông tin, các quyền và nghĩa vụ trước khi xuống vốn đầu tư, dễ dẫn đến những thiệt hại không lường trước.
Hiện nay, việc huy động vốn qua app đang phát triển mạnh và Nhà nước chưa có biện pháp quản lý hình thức này. Đây là hình thức huy động vốn mà không có tài sản đảm bảo, tiềm năng nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.
Để ổn định tình hình kinh tế, an ninh xã hội, trong thời gian tới, Nhà nước ta cần thể chế hóa bằng pháp luật các hình thức huy động vốn của các tổ chức doanh nghiệp. Theo đó, cần siết chặt hơn các quy định, điều kiện để các tổ chức được phép huy động vốn, Luật sư Nguyễn Đức Hùng nhấn mạnh.
Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thông tin Apec Finance gọi vốn với tỷ suất lợi nhuận lên đến 300% là khá hấp dẫn. Song đó không hẳn là “miếng mồi thơm”. Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh hay nhiều sự việc gần đây là minh chứng điển hình nhất cho những rủi ro về việc nhà đầu tư bị cuốn theo lợi nhuận cao không tưởng, kèm các cam kết chắc nịch từ bên gọi vốn .
Trước khi xuống tiền, nhà đầu tư cần đặt câu hỏi về việc, bản chất việc gọi vốn với lãi suất cao là gì? Các điều khoản hợp đồng có quy định nào bất lợi cho nhà đầu tư không? Và sau cùng, mỗi người cần có cách quản trị tài chính phù hợp nhằm tránh khủng hoảng tài chính cá nhân không đáng có.
Ứng dụng 3GANG hoạt động như một tổ chức tài chính với những mức lãi suất huy động giống tiền gửi ngân hàng.

Vấn đề đặt ra là hiện không chỉ có App Apec Finance đang huy động vốn, mà có rất nhiều doanh nghiệp phát triển app để huy động vốn công khai từ nhà đầu tư trong thời gian dài, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước phát giác và ra thông báo chính thức? như ứng dụng 3GANG, hoặc ứng dụng Tima Lender...
(Còn nữa)

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3