Bài 4: Bộ Xây dựng: Có việc lợi dụng “kẽ hở” để huy động vốn


(CHG) Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM về việc huy động vốn của những chủ đầu tư bất động sản (BĐS). Tại văn bản này, Bộ Xây dựng đã khẳng định có việc lợi dụng “kẽ hở”, lách luật, để gian lận huy động vốn.
Quan ngại của đại biểu
Trước những quan ngại về việc nhiều chủ đầu tư lợi dụng “kẽ hở” để huy động vốn. Gần đây nhất Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đoàn TP. HCM về thực trạng chủ đầu tư huy động vốn trái phép từ người mua nhà khi chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định, hoặc chủ đầu tư sau khi hoàn thành xong dự án (bàn giao căn hộ cho người mua sử dụng) nhưng chưa giải chấp ngân hàng khoản vay vốn đầu tư, xây dựng dự án trước đó, dẫn đến người mua nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bộ Xây dựng thừa nhận có nhiều “kẽ hở” khiến chủ đầu tư bất động sản lách luật huy động vốn, trong đó có một số nguyên nhân trực tiếp tác động như: Pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo ngăn chặn được triệt để các hành vi lách luật để huy động vốn trong giao dịch bất động sản; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chưa cao, có tâm lý chạy theo lợi nhuận... 

Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thuộc Techcombank có nhiều mối liên hệ tới những gói trái phiếu của doanh nghiệp liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát.
Một trong những kênh huy động vốn thời gian qua được nhiều chủ đầu tư áp dụng khá hiệu quả, là huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động thành công một lượng lớn vốn từ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân, cũng như tổ chức.
Tuy nhiên kênh dẫn vốn này thời gian qua đã bị các tổ chức phát hành lợi dụng để gian lận trong việc huy động vốn, dẫn đến vi phạm pháp luật, và cái giá phải trả chính là uy tín doanh nghiệp bị sụt giảm, lãnh đạo doanh nghiệp bị tù tội, thị trường bị rung lắc mạnh và nhà đầu tư quay lưng lại với thị trường vốn.

Ứng dụng 3GANG huy động vốn từ nhà đầu tư với số tiền tối thiểu chỉ từ 30.000đ. Sẽ hệ lụy rất lớn nếu một ngày nào đó ứng dụng này bỗng dừng hoạt động.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lòng tin của nhà đầu tư để gian lận huy động vốn bằng cách thực hiện các hợp đồng đầu tư, hợp đồng góp vốn, hợp đồng bán cổ phần... và mới đây là phát triển huy động vốn qua các ứng dụng (app), ưu điểm của mô hình này là huy động vốn của bất kỳ ai, của bất kỳ tổ chức nào, với mức đầu tư rất thấp, chỉ cần “rẻo miệng” quảng cáo hay là hút được những nhà đầu tư thiếu hiểu biết lao vào với số vốn đầu tư từ vài chục nghìn đồng tới cả tỷ bạc.
Hệ lụy nguy hiểm
Trước đó ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam từng khẳng định, nhà đầu tư cá nhân ngày càng tham gia tích cưc vào các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có quá nóng, việc tham gia thị trường của nhà đầu tư cá nhân có tiềm ẩn rủi ro cho chính bản thân nhà đầu tư, và sự phát triển bền vững của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam nói chung.
Ứng dụng Apec Finance gọi vốn với tỷ suất lợi nhuận lên đến 300%, không hẳn là “miếng mồi thơm”, nhà đầu tư cần cảnh giác. Trước đó, Apec cũng từng bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vì vi phạm huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinRatings cho rằng, có khá nhiều rủi ro gặp phải đối với nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tiên là rủi ro khi tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng trả lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc đúng hạn. Tiếp đó là rủi ro nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu khi có nhu cầu tiền mặt, hoặc không bán được trái phiếu với mức giá như kỳ vọng, hoặc phải chi trả nhiều chi phí để bán được trái phiếu. Ngoài ra là rủi ro liên quan đến định giá lãi suất điều chỉnh với rủi ro chưa hợp lý, dẫn tới lãi suất cao nhưng rủi ro lớn và không tương ứng với lãi suất.
Song song với loại hình huy động vốn qua kênh trái phiếu, các hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng... là các ứng dụng đầu tư tài chính (app) thời gian qua đã được nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, để huy động vốn “triệt để” từ nhiều nhà đầu tư khác nhau, với các mức đầu tư từ vài chục nghìn đồng (như App 3GANG) đến tiền tỷ... Những loại hình huy động vốn này đang dần bộc lộ nhiều hệ lụy tới an ninh xã hội, an ninh kinh tế. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có động thái mạnh mẽ nào từ chính các cơ quan được Chính phủ giao quản lý.
Ứng dụng 3GANG gây nhiều quan ngại tới an ninh, kinh tế khi huy động vốn từ nhà đầu tư chỉ từ 30.000đ.

Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã phát đi thông điệp, qua theo dõi, giám sát hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nắm bắt thông tin về một số doanh nghiệp sử dụng các app giao dịch trên điện thoại di động để trợ giúp các nhà đầu tư chứng khoán đầu tư vào các sản phẩm tài chính. Các doanh nghiệp này sử dụng các công cụ truyền thông, báo chí để quảng bá, thu hút vốn của nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Dân sự. Điều này gây khó khăn trong quá trình giám sát, xác minh làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Theo các chuyên gia tài chính, việc đầu tư qua các app chưa được cấp phép có nghĩa là nhà đầu tư trực tiếp giao tiền cho các tổ chức, đơn vị đó giữ tiền của mình. Số tiền đầu tư đó của khách hàng không được cơ quan quản lý Nhà nước giám sát và quản lý. Trường hợp xấu xảy ra, nhà đầu tư có thể mất trắng số tiền đầu tư.
Luật sư Lương Huy Hà, Công ty Luật Lawkey, cho rằng, để đầu tư an toàn, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về các app, tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ đó về giấy phép hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể như Giấy phép thành lập công ty môi giới chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng... Bên cạnh đó, luật sư Hà cũng đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng làm rõ trách nhiệm bên cung cấp dịch vụ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dùng và khuyến khích những mô hình Fintech được hoạt động hiệu quả.
App huy động vốn thời gian gần đây nở rộ mạnh mẽ, rất nhiều app đứng đầu top tìm kiếm trên Google như: App Timo Digital Bank; Ứng dụng đầu tư Mitrade; App FireAnt; App đầu tư TCInvest, nhưng ít ai biết những app nào đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động quản lý quỹ, hoặc Ngân hàng Nhà nước cấp phép huy động vốn trả lãi suất như dạng tiền gửi tiết kiệm?

Bài học Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát vẫn còn nguyên giá trị nhưng cho đến nay các cơ quan Nhà nước hết sức dè dặt trong việc công bố danh sách các doanh nghiệp, hoặc ứng dụng huy động vốn vi phạm do chưa được cấp phép.
Cũng có nhiều doanh nghiệp đã phát triển App để huy động vốn từ nhà đầu tư với số vốn rất thấp, chỉ từ 30.000 đồng (như app 3GANG), hay những app đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát đi cảnh báo (như app Finhay)... Tuy nhiên, hằng ngày những app này vẫn "miệt mài" huy động vốn từ nhà đầu tư... nhiều ý kiến cho rằng những app này như những vòi bạch tuộc “độc hại” có thể gây tổn thương cho nền kinh tế và tổn hại cho nhà đầu tư, khi vươn xa tới bất cứ đâu, tới bất cứ ai để huy động vốn tối đa với số vốn tối thiểu. Nếu nhà đầu tư không được trả lãi đúng kỳ thì chỉ với vài chục nghìn đồng, luật pháp sẽ rất khó có thể khởi tố được vụ án.

Chỉ từ 30.000đ ứng dụng 3GANG đã dùng cách này đề huy động được số vốn tối đa từ số tiền tối thiểu.
Với số vốn huy động rất nhỏ chỉ từ 30.000 đồng, sẽ rất nhiều nhà đầu tư lao vào “cấp vốn” cho ứng dụng 3GANG. Tuy nhiên rất ít nhà đầu tư hiểu rõ về doanh nghiệp này, và điều đương nhiên là nhà đầu tư cũng không biết doanh nghiệp sở hữu ứng dụng (app 3GANG) quản trị ra sao về đồng vốn mà họ cấp. Nếu xảy ra tranh chấp hoặc ứng dụng bỗng dừng hoạt động, thì số lượng nhà đầu tư sẽ là rất lớn, và có thể sẽ lớn hơn rất nhiều số lượng nhà đầu tư trong các vụ án trước đó cộng lại, có thể lên đến con số triệu, lúc đó tình hình an ninh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bộ Xây dựng cũng đã khẳng định có việc lợi dụng “kẽ hở” để huy động vốn. Những bài học về Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, FLC, An Đông... vẫn còn nguyên giá trị, nhưng tại sao đến nay các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa đưa ra được giải pháp quyết liệt để chặn cửa vấn nạn này, hoặc rất dè dặt đưa ra danh sách app chưa được cấp phép? Với những hệ lụy tiêu cực có thể xảy ra, rất cần nhìn nhận khách quan từ cơ quan quản lý Nhà nước để có giải pháp kịp thời, tránh hệ lụy về sau.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3