Bài 4: Cần có giải pháp ngăn sự “chuyển hóa” vốn từ huy động trái phiếu sang mục đích khác


(CHG) Thời gian qua, đã có hàng triệu tỷ đồng vốn đã được doanh nghiệp huy động qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đâu là đích đến của hàng triệu tỷ đồng vốn huy động này, lại là câu hỏi đang rất cần được làm rõ. Phải chăng, cần có giải pháp để “chặn cửa” việc chuyển hóa vốn từ huy động qua kênh trái phiếu sang mục đích khác?
 
Thực trạng vốn được huy động từ trái phiếu doanh nghiệp
Có thể nhận định, trái phiếu doanh nghiệp thời gian vừa qua đã phát huy được vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn rất hiệu quả trên thị trường, giúp doanh nghiệp kịp thời bổ sung vốn vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo ra được nhiều việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị doanh nghiệp, giúp nền kinh tế đất nước có những bước tiến quan trọng.
Về cơ cấu vốn mà thị trường trái phiếu thời gian qua huy động được, có thể thấy chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản. Đối với việc huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu, để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất là không đáng kể.
Do Ngân hàng Nhà nước nêu rõ chủ trương giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản, thông qua việc ban hành các quy định, thông tư mới. Cụ thể, quy định về hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản theo hướng tăng lên 200% từ 01/01/2017 (từ mức 150%) theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN, giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn - Thông tư 08/2020/TTNHNN. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản giảm dần từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2021.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng, nên đã chọn giải pháp huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao để “hút” nhà đầu tư kỳ vọng "lãi suất cao" đổ tiền vào. Thậm chí, nhiều tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn không có tài sản đảm bảo và chịu giám sát hoạt động giải ngân tiền như đi vay ngân hàng.
Theo số liệu thống kê của chuyên gia tài chính và Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường đã lên tới gần mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Và tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện nay (năm 2022) vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng số vốn trung và dài hạn hệ thống ngân hàng (là 5 triệu tỷ đồng).
Năm 2021 có tới 20 doanh nghiệp bất động sản huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, với tổng nợ vay lên tới hơn 100.000 tỷ đồng, có lãi suất huy động trái phiếu từ 8%/năm đến 12,9%/năm. Dẫn đầu là nhóm 5 doanh nghiệp, gồm: Công ty CP đầu tư và xây dựng Vạn Trường Phát, Công ty CP Osaka Garden, Công ty TNHH kinh doanh bất động sản Mediterranena Revival Villas....
Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, nhóm doanh nghiệp bất động sản huy động vốn qua kênh trái phiếu đạt giá trị hơn 47.000 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng giá trị trái phiếu phát hành, xếp thứ hai sau lĩnh vực ngân hàng (với lãi suất trung bình khoảng 10,2%).
Theo giới chuyên gia tài chính, những năm qua, vốn trái phiếu tăng trưởng “nóng” với khoảng 30-35%/năm. Nếu tính toán công thức có nghĩa 2 năm sau khối lượng trái phiếu tăng lên gấp đôi, lên khoảng 2,8 triệu tỷ, 2 năm kế tiếp lên 5,6 triệu tỷ, 6 năm sau lên 11,2 triệu tỷ. “11,2 triệu tỷ gánh được gần như vốn trung dài hạn mà hệ thống ngân hàng tìm vốn ngắn cho vay trung dài hạn”.
Tuy nhiên một thực tế là hàng triệu tỷ đồng được huy động từ trái phiếu đi đâu? về đâu? và được doanh nghiệp sử dụng như thế nào thì chưa hề có sự kiểm soát chặt chẽ, nên nhà đầu tư cũng như cơ quan kiểm soát không hay biết luồng tiền huy động từ trái phiếu có được sử dụng đúng mục đích. Đánh lưu ý hơn, hiện chế tài kiểm soát việc huy động trái phiếu mới chỉ dừng lại ở việc phát hành và mục đích sử dụng vốn, chứ chưa có quy định gắn trách nhiệm cụ thể và việc giám sát sử dụng vốn từ việc huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Một thực trạng đáng báo động nữa là việc lừa dối khách hàng, che giấu thông tin, sử dụng vốn trái phiếu huy động sai mục đích, bán “chui” và đặc biệt là bẫy lãi suất cao ngất ngưởng… là các chiêu trò “che mắt” nhà đầu tư đã được nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu sử dụng.
Theo Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chỉ riêng trong năm 2021 đã có 38 đoàn thanh tra kiểm tra và ban hành 471 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 20 tỷ đồng đối với vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Nguyên nhân của vi phạm thời gian qua
Mặc dù khung hành lang pháp lý để huy động được nguồn vốn trung và dài hạn qua kênh trái phiếu là Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán; Nghị định 153... Tuy nhiên thời gian vừa qua, do phát triển “nóng” nên những hành lang pháp lý đã bộc lộ rõ những “yếu huyệt”, khiến cho thị trường trái phiếu “vàng” “thau” lẫn lộn.
Nguyên nhân của việc huy động vốn qua trái phiếu có nhiều vi phạm, là do có sự buông lỏng quản lý của cơ quan có trách nhiệm, và có sự móc ngoặc giữa nhân viên của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán để môi giới, mời gọi nhà đầu tư mua trái phiếu, nhằm hưởng % hoa hồng từ việc tổ chức phát hành trái phiếu.
Một nguyên nhân khác làm cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu dễ dàng thực hiện được việc huy động vốn, là do nhà đầu tư "ham" lãi suất cao, và thiếu hiểu biết về rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu, nên đã tích cực “bơm vốn”, thậm chí còn lôi kéo người thân, bạn bè cùng tham gia đầu tư. Khi xảy ra chuyện thì chỉ còn biết "kêu trời".
Có tình trạng lợi dụng thị trường chứng khoán phát triển, số lượng nhà đầu tư gia tăng đã hình thành nhiều nhóm kín tư vấn lôi kéo nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu nhằm trục lợi, cung cấp, đưa thông tin sai lệch thất thiệt trên các trang mạng xã hội và lôi kéo các nhóm đầu tư, nhóm tư vấn mua bán gây thiệt hại cho nhà đầu tư ngày một  gia tăng. Hệ lụy của những sai phạm về phát hành trái phiếu sẽ ảnh hưởng chung tới nền kinh tế, có tính chất dây truyền làm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường vốn này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến khả năng huy động vốn về sau qua kênh này sẽ chịu tác động lâu dài.
Nguy hại hơn, chính việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp không đúng luật sẽ làm cho tình hình trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng, bởi khi các nhà đầu tư thường xuyên tập hợp lại thành hội nhóm để tổ chức phát hành trái phiếu/hoặc công ty chứng khoán/hoặc ngân hàng để yêu cầu giải quyết đảm bảo quyền lợi... ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý xã hội, trật tự trị an trong các khu vực dân cư.
Từ những vấn đề nêu trên đã cho thấy, gốc rễ của vấn đề là tổ chức phát hành trái phiếu – tổ chức môi giới (gồm có tổ tức tín dụng và doanh nghiệp môi giới chứng khoán), vì vậy cần phải có giải pháp ngăn chặn việc móc ngoặc và sử dụng vốn sai mục đích phát hành.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an,Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, thời gian qua nổi lên một số vấn đề tiềm ẩn rủi ro gây nguy cơ liên quan đến an ninh tiền tệ như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo tỷ lệ thấp. Đáng chú ý là có tình trạng doanh nghiệp với số vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, thua lỗ... nhưng vẫn phát hành khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp với mục đích huy động vốn cho công ty mình. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng sử dụng sai mục đích, mức lãi suất trái phiếu cao khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến khả năng vỡ nợ cao.
Đặc biệt, quá trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp phát sinh các hành vi vi phạm không minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ báo cáo công khai thông tin liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành, cũng như nhân viên môi giới không có chứng chỉ hành nghề.



 
Trái phiếu bị cơ quan Nhà nước yêu cầu thu hồi, bị VS Group ép nhà đầu tư ký thành hợp đồng vốn vay làm trái quy định của cơ quan có thẩm quyền. (Ảnh nguồn: internet)
 
Cần có giải pháp “chặn cửa” chuyển hóa vốn từ trái phiếu
Để đảm bảo an toàn minh bạch thị trường, giám sát thị trường chứng khoán, cần sửa đổi bổ sung Nghị định 156 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán theo hướng tăng khung hình phạt, mở rộng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Mặc dù Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153, nhưng dường như vẫn còn nhiều điểm chưa hướng dẫn cụ thể? Nghị định 65 mới chỉ nhấn mạnh vào việc quy định việc minh bạch phát hành trái phiếu đối với tổ chức phát hành, minh bạch việc môi giới, lưu ký... và nhà đầu tư với những yêu cầu khắt khe hơn như: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trong suốt thời gian 180 ngày liền kề, phải có tài khoản đầu tư chứng khoán đủ từ 2 tỷ trở lên, ký vào bản công bố phát hành trái phiếu và tự chịu trách nhiệm... Với những quy định trên là cần thiết, và sẽ hạn chế được nhiều nhà đầu tư không phải chuyên nghiệp đầu tư vào trái phiếu.
 

Bank land Group dùng "mồi nhử" là đất phân lô để huy động vốn trá hình (ảnh nguồn: Internet).
 
Nhìn vào thực tế vụ Tân Hoàng Minh, Apec Group, Vset Group... hay gần đây là vụ Tập đoàn An Đông (Vạn Thịnh Phát), có thể thấy rõ, thị trường vốn cần phải có sự tham gia đa dạng của nhiều nhà đầu tư, không phải nhà đầu tư nào cũng có điều kiện để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp để có thể đầu tư trái phiếu....
Do thu nhập của người dân vẫn ở mức tương đối trung bình, nên hiện trên thị trường vốn nhà đầu tư không chuyên nghiệp có số lượng rất lớn và cũng chiếm tỷ lệ vốn không nhỏ. Vì vậy nếu khơi thông được nguồn vốn từ nhóm nhà đầu tư này, sẽ giúp ích rất nhiều về vốn đối với nền kinh tế.
Nắm được yếu điểm này nên thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn bằng các hợp đồng mua cổ phẩn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn... như Apec Group, Vset Group, Bank land Group; mạng xã hội Hahalolo, Tâm Lộc Phát... 
Việc khơi thông được nguồn vốn từ nhóm nhà đầu tư không chuyên nghiệp để huy động cho phát triển kinh tế cũng không kém phần quan trọng như các kênh vốn khác. Vì vậy, việc Nghị định 65 quy định theo hướng nhà đầu tư chuyên nghiệp mới tham gia được thị trường vốn này, sẽ là hạn chế rất nhiều nguồn vốn của thị trường nếu được huy động đúng cách.
Để khắc phục được hạn chế nêu trên, cần quy định chặt chẽ, gắn trách nhiệm và có sự giám sát, công khai đối với việc phát hành, tổ chức môi giới phát hành; và việc sử dụng vốn đúng mục đích phát hành của tổ chức phát hành trái phiếu.
Một điều quan trọng hơn nữa là các bộ, ngành cần tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... nâng cao hiệu quả hệ thống cảnh báo cảnh báo sớm trên lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Chủ động phát hiện rủi ro tiềm ẩn, kịp thời có biện pháp phòng ngừa khắc phục lỗ hổng trong phát hành trái phiếu cũng như thị trường chứng khoán.
Bài 5: Vai trò của tổ chức tín dụng trong “ma trận” trái phiếu doanh nghiệp.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3