Báo động đỏ về tình trạng lưu thông hàng hóa nước ngoài không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Việt Nam


(CHG) Trong thời gian gần đây, Tổng đài tiếp nhận thông tin chống hàng giả 1900.066.689 và 0971.736.789 của Quỹ chống hàng giả liên tiếp nhận được thông tin phản ánh của người tiêu dùng Hà Nội về việc mua phải sản phẩm là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có tem nhãn hàng hóa theo quy định... tại một số cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Ảnh minh họa.

Phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ Thuật chống hàng giả và gian lận thương mại đã tiến hành khảo sát thực tế, kết quả cho thấy:
1. Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh ẾCH CỐM, địa chỉ 322 Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, Hà Nội; cửa hàng 148 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội; cửa hàng Đồ sơ sinh ẾCH CỐM địa chỉ 59 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội và cửa hàng địa chỉ 268 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội đang bày bán rất nhiều sản phẩm dành cho mẹ và bé như: sữa, đồ ăn dặm cho bé, bỉm tã - đồ dùng vệ sinh, nước rửa tay, nước rửa bình, phấn rôm, kem trị hăm, kem chống nắng, sữa tắm, dầu gội, xe - đai - địu, thời trang và đồ chơi cho bé; thực phẩm chức năng dành cho mẹ bầu và sau sinh… trên bao bì sản phẩm toàn tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng việt (Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mai đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 26/4/2023).
2. Shop Mẹ bầu & Em bé AH Kids tại địa chỉ số 28 Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông và Shop Mẹ bầu và Em bé AH Kids Rakuten Baby tại địa chỉ số 176 Tôn Đức Thắng, Hà Nội phần lớn sản phẩm hàng tiêu dùng dành cho mẹ bầu và bé đang bày bán tại hai shop này như: sữa, tã, bỉm, khăn ướt, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, gel tẩy da chết…; các đồ dùng cho bé như đồ ăn dặm, thời trang và phụ kiện… đều được giới thiệu là hàng nội địa Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt (Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 28/4/2023 và ngày 13/5/2023).
3. Cửa hàng kinh doanh sản phẩm Nhật nội địa Konni39 tại địa chỉ số 106 phố Bạch Mai đang kinh doanh nhiều mặt hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cụ thể: tại đây đang bày bán nhiều sản phẩm là hóa mỹ phẩm: Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem đánh răng, kem chống nắng, kem tẩy da chết;  thực phẩm hỗ trợ: Fucoidan, hỗ trợ xương khớp, hỗ trợ gan;  các loại Vitamin C, B, D, DHA; các sản phẩm colagen và các sản phẩm dành cho mẹ và bé: Dầu ăn; sữa, siro ho, canxi, điều trị cảm cúm dạng bột... các sản phẩm gia vị: Mì Chính; nước cốt xương hầm; các sản phẩm bánh kẹo, ngũ cốc ăn liền; các sản phẩm đồ uống; đồ gia dụng…trên bao bì các sản phẩm “chi chít chữ tượng hình và bằng tiếng nước ngoài” nhưng phần lớn không được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định để công khai các thông tin cần thiết gồm: Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất – hạn sử dụng, thành phần, tính năng, cách sử dụng, nguy cơ cảnh báo về sản phẩm…(Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mai đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 07/4/2023 và ngày 13/4/2023).
4. Cửa hàng Suri Store, tại địa chỉ 18 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội bày bán nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng như: sữa tươi, sữa bột, các loại Vitamin, bột ăn dặm, bỉm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện dành cho mẹ và bé... hầu hết các mặt hàng trên bao bì sản phẩm bằng chữ nước ngoài, nhưng nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, những sản phẩm hàng hóa có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì mới chỉ thể hiện tên gọi của sản phẩm và giá bán (Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 11/5/2023).
5. Tuyến phố Nguyễn Sơn – Long Biên, Hà Nội kinh doanh đủ loại hàng hóa tiêu dùng ngoại nhập, các sản phẩm tại đây rất phong phú và đa dạng như: Hóa- Mỹ phẩm, bánh kẹo, bia- rượu, thuốc lá, sữa, kính mắt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, colagen, nấm dược liệu… Hàng hóa tại đây được người bán giới thiệu là hàng xách tay từ nhiều nước: Nga, Mỹ, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc... nên không có nhãn phụ tiếng Việt, nhiều sản phẩm có giá rẻ “bất thường” như: son môi, bút kẻ mắt có giá bán lẻ chỉ từ 30 nghìn đồng đến 50 nghìn đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm là mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng đến một năm, nhưng vẫn được bày bán công khai, chỉ đến khi có khách hàng thắc mắc về vấn đề trên, phía cửa hàng “mới biết”. Sau khi báo chí đăng bài, các lực lượng chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra… thì chuyển sang kinh doanh “ngầm” tức là các cửa hàng đóng cửa chính, chỉ giao dịch mua bán bên trong nhà và tăng cường bán onlnie trên các nền tảng xã hội (Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 05/5/2023).
6. Tại khu vực chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội các tiểu thương bán buôn các loại hàng hóa theo từng lốc, kiện: Vải, quần, áo, dầy, dép, túi xách, ba lô, vali, mũ, thắt lưng, ví, phụ kiện may mặc; các loại nhãn dành cho sản phẩm may mặc in sẵn tên nhiều thương hiệu khác nhau... Đáng chú ý, trong đó có rất nhiều sản phẩm, hàng hóa có nhãn bằng chữ nước ngoài (chữ tượng hình) nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, có dấu hiệu buôn bán hàng hóa nhập lậu. Đáng chú ý, ở đây có dấu hiệu của việc làm luật, bảo kê cho các sai phạm của cán bộ quản lý địa bàn. (Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã đăng tải, kèm theo hình ảnh, ngày 13/5/2023).
Trong khi đó: Theo quy định của pháp luật, nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung bằng tiếng viêt, cụ thể:
* Tại khoản 5 điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP Ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022, sửa đổi bổ sung điều 10, nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định:
1.  Đối với các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
1.1. Tên hàng hóa;
1.2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;                                              
1.3.  Xuất xứ hàng hóa, trong trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;
1.4.  Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
- Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định.
- Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi các nội dung (1.1), (1.2), (1.3) trên nhãn, riêng nội dung (1.4) được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì nhãn gốc bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
 2.1 Tên hàng hóa;
 2.2 xuất xứ hàng hóa
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;
 2.3 Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
 - Trường hợp trên nhãn gốc chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa.
  - Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 (nêu trên). Sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam
* Tại khoản 6 điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP Ngày 09/12/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung khoản 3 điều 12 về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, quy định:
 - Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa (Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt);
- Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.
* Tại khoản 7 điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP Ngày 09/12/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung điều 15 về xuất xứ hàng hóa, quy định:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước/vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa, thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước/vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
* Bên cạnh đó tại phụ lục l Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022, còn quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, ví dụ như:
- Đối với hàng hóa là Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
- Đối với hàng hóa là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
- Đối với hàng hóa là mỹ phẩm
a) Định lượng;
b) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
c) Số lô sản xuất;
d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
g) Thông tin, cảnh báo.
- Đối với hàng hóa là Đồ chơi trẻ em
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng.
 - Đối với hàng hóa là Sản phẩm dệt, may, da, giầy
a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Năm sản xuất.
- Đối với hàng hóa là Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Tháng sản xuất;
e) Hạn sử dụng.
- Đối với hàng hóa là Khăn ướt
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Ngày sản xuất;
e) Hạn sử dụng.
- Đối với hàng hóa là Chất tẩy rửa
a) Định lương;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
d) Thông tin, cảnh báo;
đ) Hướng dẫn sử dụng.
.........
* Cùng với việc phải tuân thủ các quy định về nhãn hàng hóa (nêu trên), đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi lưu thông hàng hóa có điều kiện (bao gồm: các hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa) thì còn phải tuân theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các văn bản pháp luật khác có liên quan, ví dụ như:
- Đối với hàng hóa là mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại Luật số 03/2016/QH14 về danh mục ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện nhất định và theo điều 3 nghị định 93/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, theo đó phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh mỹ phẩm như sau:
+ Có giấy phép kinh doanh hợp pháp: Theo đó để được cấp giấp phép kinh doanh hợp pháp thì cá nhân, chủ doanh nghiệp/ người đại diện phải trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi nhân sự. Đồng thời phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động buôn bán mỹ phẩm....
+ Về giấy phép kinh doanh phải có mã ngành là 4772 với nội dung buôn bán mỹ phẩm.
+ Có địa chỉ kinh doanh rõ ràng và có đội ngũ nhân sự, người lao động cụ thể.
+ Đối với trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu hợp pháp thì cần chắc chắn và đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất sứ của từng loại, đồng thời cần phải đáp ứng các điều kiện như:
^ Được cục quản lý dược - Bộ y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố hóa mỹ phẩm còn hiệu lực, được phép nhập khẩu vào Việt Nam,
^ Có thủ tục nhập khẩu rõ ràng tại cơ quan Hải Quan theo quy định.
+ Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa mỹ phẩm cần xuất trình đầỳ đủ hồ sơ, giấy tờ mua bán với cơ quan Hải quan, trong đó bao gồm phiếu công bố hóa mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
Đối với các loại hàng hóa mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam, cần phải đáp ứng thêm các điều kiện như:
+ Hàng hóa mỹ phẩm lưu hành tại Việt Nam được dán ký hiệu giống như hồ sơ gửi tới Bộ Y tế, tuyệt đối không sang chiết hay thay đổi vỏ hộp.
+ Nhãn hiệu hàng hóa mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền ở Việt Nam
-Hoặc đối với sản phẩm hàng hóa là Sữa. Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, kinh doanh sữa là loại hình kinh doanh có điều kiện, nghĩa là phải đủ điều kiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép hoạt động kinh doanh như:
+ Nếu chỉ là sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt (lạnh, đông, …) thì không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận, nhưng phải tuân thủ theo các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm (theo Khoản 1 điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm).
+ Là sản phẩm sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì Bộ Y tế quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
..........
*Việc quy định tem nhãn hàng hóa, nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu, quy định các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chắt của mỗi loại hàng hóa và các quy định đối với các sản phẩm hàng hóa đòi hỏi kinh doanh có điều kiện ...(như trên). Làm cơ sở, căn cứ giúp các cơ quan chức năng: Hải quan, Công an, Quản lý thị trường..., người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu và để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đồng thời, các văn bản pháp luật của nhà nước cũng quy định rõ các hành vi vi phạm về tem nhãn, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa...Kèm theo các chế tài xử phạt và thẩm quyền, trách nhiệm xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về tem nhãn, nguồn gốc, xuất xứ ... trong lưu thông hàng hóa, như:
*Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên định 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Nếu ngoài vi phạm về quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ với mức xử phạt vi phạm hành chính có thể lên đến 200.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.
Mặt khác, Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định rất rõ về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mà mức phạt có thể lên đến 200.000.000 đồng theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần:
Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm thuộc thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường, nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng vật nuôi.
Theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân tối đa lên đến hơn 100.000.000 đồng, tổ chức kinh doanh có thể phạt tối đa đến 200.000.000đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Ngoài ra, phạt tiền gấp 02 lần trong trường hợp hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa…”.
*Nếu hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định đối với hành vi vi phạm.
 Như vậy có thể thấy: Các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đang lưu thông, bày bán tại các cửa hàng, cửa hiệu, các shop, tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm) và trên tuyến phố Nguyễn Sơn.. hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Viêt, hàng hóa không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa (không có thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan… theo quy định của pháp luật...), không có thời gian sản xuất, hạn sử dụng, không có thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm…. như thông tin của người tiêu dùng chuyển đến Tổng đài 1900.066.689 và 0971.736.789 (Quỹ chống hàng giả) và kết quả khảo sát, ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (nêu trên). Theo khoản 13 điếu 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì đây là hành vi lưu thông hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, điều này còn làm gia tăng nguy cơ mua bán hàng hóa nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào các shop, các siêu thị, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng và gian lận thương mại, gây thất thu thuế của nhà nước. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi mà người tiêu dùng băn khoăn và đặt ra ở đây là: Các văn bản pháp luật của Nhà Nước quy định rất rõ và cụ thể về nhãn hàng hóa khi lưu thông trên thị trường, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải bổ sung nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam...
Vậy tại sao trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu, các shop và các chợ truyền thống, chợ dân sinh, trên các tuyến phố, các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp ngang nhiên, công khai lưu thông, bày bán rất nhiều loại sản phẩm, hàng hóa nước ngoài, hàng  “xách tay” từ nhiều nước: Nga, Mỹ, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… Trong đó có nhiều loại sản phẩm hàng hóa thuộc diên kinh doanh có điều kiện nhưng không có nhãn phụ bằng tiến viêt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… mà không bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý theo quy định của pháp luật ?
Có hay không hàng buôn lậu, nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng được tuồn vào bán tại các cửa hàng, cửa hiệu, các shop, các sàn thương mại điện tử ? Có hay không hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế? Có hay không việc bao che, làm ngơ của lực lượng chức năng?
Người tiêu dùng tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra làm rõ các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa và các câu hỏi nêu trên và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quỹ chống hàng giả và Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại, rất mong được sự phối hợp chia sẻ thông tin và kết quả thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý của các cơ quan chức năng để thông tin kịp thời tới bạn đọc./.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3