Cần giải pháp triệt xóa “rác” quảng cáo đu bám cây xanh đô thị


(CHG) ​Thực trạng của nạn “rác” quảng cáo tấn công, đu bám cây xanh đô thị, như sản phẩm băng – rôn quảng cáo các thương hiệu CellphoneS, Hoàng Hà Mobile, Fptshop, hay một số dự án bất động sản sản, nhà hàng... đang khiến văn minh đô thị thêm nhếch nhác.

"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS ngay cạnh Cung Trí thức TP. Hà Nội vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều ngày. (Ảnh: Nguyễn Long)
“Rác” quảng cáo tấn công, đu bám cây xanh đô thị
Sau nhiều kỳ đăng tải về “rác” quảng cáo đu bám cây xanh đô thị và vấn nạn quảng cáo cờ bạc "trá hình" trên taxi ở Hà Nội, ngày 07/04/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã nhận được văn bản số 383/PC-VP của UBND TP. Hà Nội. Theo đó, UBND TP. Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cung cấp thông tin theo thẩm quyền và đúng quy định pháp luật.
"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS tấn công, đu bám cây xanh đô thị trên đường Nguyễn Phong Sắc đối diện tòa nhà 121 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh: Nguyễn Long)
Theo khảo sát của Tạp chí CHG, những “rác” quảng cáo đu bám cây xanh, trụ điện, trụ đèn giao thông… xuất hiện khá nhiều và thường xuyên trên những tuyến phố ở những đô thị lớn, đã ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ người nhìn, tới sự sinh trưởng bình thường của cây xanh đô thị, cũng như vi phạm nghiêm trọng Luật Quảng cáo 2012, được sửa đổi năm 2018.
Mặc dù những “rác” quảng cáo này rất nghịch mắt, khiến văn minh đô thị thêm nhếch nhác… xuất hiện với tần xuất thường xuyên, số lượng nhiều… nhưng công tác quản lý vấn nạn này liệu có phần được xem nhẹ?
"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS treo lủng lẳng vào cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: Nguyễn Long)
Minh chứng cho những ví dụ “rác” quảng cáo tấn công, đu bám cây xanh ở Hà Nội, phải kể đến sản phẩm băng – rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS. Trên các tuyến phố như Thái Hà, Nguyễn Trí Thanh, Nguyễn Phong Sắc, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Thái Tông, Công viên xây xanh đối diện Cung Trí thức thành phố, Trần Phú (Hà Đông), nút giao Giải Phóng – Trường Chinh – Minh Khai… sẽ thấy nhiều sản phẩm băng – rôn cỡ lớn quảng cáo thương hiệu CellphoneS, được treo vắt ngang, đu bám vào nhiều cây xanh đô thị Hà Nội.

"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS tấn công, đu bám cây xanh trên đường Trần Phú, quận Hà Đông. (Ảnh chụp ngày 10/04/2023 của Nguyễn Long)
Không chịu kém, quảng cáo thương hiệu Hoàng Hà Mobile cũng xuất hiện với nhiều sản phẩm băng - rôn quảng cáo đu bám vào nhiều cây xanh ở Thủ đô. Những sản phẩm băng – rôn quảng cáo thương hiệu Hoàng Hà Mobile rất “trắng trợn” khi treo lủng lẳng ở xây xanh tại vị trí trước cổng ra vào của Thành ủy Hà Nội ở quận Hà Đông như thách thức cơ quan thực thi pháp luật thành phố?

Sản phẩm băng - rôn "rác" quảng cáo thương hiệu Hoàng Hà Mobile tấn công, đu bám cây xanh trên đường Trần Phú, quận Hà Đông, tại vị trí cổng ra vào Thành ủy Hà Nội. (Ảnh chụp ngày
10/04/2023 của Nguyễn Long)
 
Hoặc di chuyển dọc tuyến đường Tố Hữu, Trần Thái Tông, Dương Đình Nghệ… sẽ thấy xuất hiện nhiều sản phẩm băng – rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS và một sản phẩm bất động sản được mở bán để mời gọi người mua…
Rõ ràng những sản phẩm băng – rôn quảng cáo này được treo lủng lẳng ở những cây xanh đô thị, trụ điện, trụ đèn giao thông… vi phạm Luật Quảng cáo, vi phạm các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, nhưng lại không bị cơ quan chính quyền xử lý triệt xóa. Điều này đăng làm cho dư luận đặt câu hỏi, liệu đây có phải là minh chứng rõ nét cho công tác quản lý văn hóa – truyền thông ở Hà Nội?
Cần phải nhấn mạnh rằng, Luật Quảng cáo 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2018, quy định: Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng - rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện; cấm treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng… Nhưng vì sao các sản phẩm băng – rôn quảng cáo các thương hiệu CellphoneS, Hoàng Hà Mobile… vẫn ngang nhiên xuất hiện? Nên chăng đã đến lúc cần phải xem xét cụ thể trách nhiệm đối với cơ quan được giao quản lý cũng như ý thức văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải pháp nào chặn cửa “rác” quảng cáo đu bám cây xanh đô thị?
Chỉ ra nguyên nhân "rác" quảng cáo vẫn tồn tại, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Cầu Giấy Nguyễn Minh Cường cho biết, do một bộ phận người dân, doanh nghiệp cố tình vi phạm, dù biết sai luật. Hơn nữa, do lực lượng mỏng nên chính quyền các địa phương không xử lý được các đối tượng lợi dụng lúc vắng, vào ban đêm hoặc ngày nghỉ để thực hiện hành vi dán, treo quảng cáo không phép. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị cơ sở cũng chưa tổ chức tuần tra thường xuyên để ngăn chặn tình trạng dán, treo quảng cáo không phép... (1)
Sản phẩm băng - rôn quảng cáo một sản phẩm bất động sản được treo vào cây xanh trên đường Trần Phú, quận Hà Đông. (Ảnh: Nguyễn Long)
Ông Nguyễn Việt Trung, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) chia sẻ: Việc bóc xóa quảng cáo vi phạm, hết hạn là việc làm thường xuyên của lực lượng chức năng phường. Tuy nhiên, do ý thức của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế nên không tự tháo dỡ, khiến một số nơi còn tồn tại vi phạm. Thời gian tới, phường tiếp tục tuyên truyền để người dân không tự ý treo biển quảng cáo sai phép và gỡ bỏ thông tin quảng cáo hết thời hạn. Nếu các cá nhân, tổ chức không chấp hành, lực lượng chức năng phường sẽ tháo dỡ và xử lý nghiêm vi phạm.(2)
"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS tấn công cây xanh đô thị trên đường Trần Thái Tông, vị trí không cách xa mấy UBND phường Dịch Vọng Hậu. (Ảnh chụp ngày 09/04/2023 của Nguyễn Long)
Theo ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, trong năm 2022, quận đã kiểm tra, xử lý trên 380 biển quảng cáo, biển hiệu, biển chỉ dẫn sai quy định... Trong quá trình xử lý vi phạm, các lực lượng chức năng vẫn gặp nhiều khó khăn do việc thiếu hợp tác của các tổ chức, cá nhân vi phạm. Do đó, UBND quận đã kiến nghị thành phố đề xuất với cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hình thức tăng mức xử phạt về hành vi quảng cáo rao vặt không đúng quy định.(2)
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Hai Bà Trưng, tính đến ngày 30/09/2022, quận đã xử lý, tháo dỡ 353 trường hợp vi phạm về biển hiệu, còn tồn tại 161 trường hợp hiện đang trong quá trình xử lý. "Ngày 29/11, UBND quận ban hành kế hoạch yêu cầu các phòng, ban, 18/18 phường tăng cường đôn đốc kiểm tra, rà soát xử lý dứt điểm, áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu đơn vị không tự khắc phục vi phạm để băng - rôn, biển hiệu, bảng quảng cáo đã bị tháo dỡ phần nội dung, trơ lại phần khung sắt hoen gỉ", bà
Ngọc Anh cho biết thêm.
"Rác" sản phẩm băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS tấn công cây xanh tại công viên cây xanh đối diện Cung Trí thức thành phố. (Ảnh chụp ngày 09/04/2023 của Nguyễn Long)
Ghi nhận các địa phương thường xuyên tổ chức ra quân bóc, xóa quảng cáo vi phạm pháp luật, nhưng vẫn còn đó tồn tại nhiều “rác” sản phẩm quảng cáo các thương hiệu CellphoneS, Hoàng Hà Mobile… tấn công, đu bám cây xanh đô thị, cho thấy công tác quản lý vẫn còn nhiều hạn chế. Để triệt xóa hoàn toàn những “rác” quảng cáo loại này trong tương lai, nên chăng ý thức văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu, và các địa phương cần kiên quyết hơn, tăng cường cưỡng chế, xử phạt hành chính nhiều hơn để hạn chế thấp nhất, tiến tới triệt xóa các vi phạm tái diễn./.
Tài liệu tham khảo:
  1. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1005716/tim-giai-phap-xoa-rac-quang-cao-ngoai-troi
  2. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1050306/tim-giai-phap-triet-de-xu-ly-quang-cao-vi-pham
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3