Đà Lạt: Nhiều hãng taxi bị giả mạo thương hiệu, tính tiền gấp đôi


(CHG) Lập nhóm, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, sử dụng số điện thoại 093117XXXX làm số tổng đài... đó là thủ đoạn của các đối tượng giả mạo các hãng taxi tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) để nhận chở khách rồi thu tiền cước với giá cao gấp 2, gấp 3 so với quy định.
Từ các thông tin do khách hàng cung cấp, Công ty TNHH Đồng Thúy - taxi Lado (địa chỉ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) phát hiện hãng taxi của công ty đã bị nhiều đối tượng mạo danh để trục lợi. Tìm kiếm trên mạng xã hội, công ty này bất ngờ thấy một số hội, nhóm có cả nghìn thành viên tham gia đã giả mạo hãng taxi của doanh nghiệp. Một group giả mạo do Đ.C.D.K (ngụ tại quận 8, TP. Hồ Chí Minh) lập và điều hành.
Nhóm đối tượng lập các hội, nhóm giả mạo các hãng taxi ở TP. Đà Lạt.
Các thành viên trong nhóm này trao đổi thông tin với nhau qua tin nhắn. Mỗi chuyến chở khách, người điều hành hưởng 15% doanh thu, số tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân, công khai trên group.
Ngoài ra, để thu hút được nhiều lượt tìm kiếm của khách hàng, nhóm đối tượng còn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, sử dụng số điện thoại 0931 173 936 làm số tổng đài. Khách hàng tìm kiếm với từ khóa “taxi Đà Lạt” sẽ thấy nhiều nhóm/trang website giả mạo taxi Lado, taxi Mai Linh… thông báo vận chuyển hành khách 24/24h trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Khi khách hàng liện hệ, đối tượng trực tổng đài sẽ tự xưng là “hãng taxi Lado”, “taxi Mai Linh” và nhận chở khách.
Qua xác minh, nhóm đối tượng giả mạo taxi còn sử dụng xe không logo, không có số điện thoại của đơn vị quản lý, không niêm yết giá, thu cước với giá rất cao, xe không có phù hiệu vận chuyển hành khách, sử dụng đồng hồ tính tiền trên máy tính bảng chưa qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng...
Doanh nghiệp bị giả mạo đã lập vi bằng hành vi của nhóm giả mạo trên.
Nhóm giả mạo các hãng taxi ở Đà Lạt đã hoạt động trong thời gian dài, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng và doanh nghiệp. Nhiều người đi trúng taxi của nhóm giả mạo cũng đã phản ánh tới các cơ quan chức năng về việc bị thu tiền vô tội vạ, nhất là tuyến sân bay Liên Khương – TP. Đà Lạt. Một nạn nhân của nhóm giả mạo hãng taxi trên cho biết đã phải trả gần 500.000 đồng khi đi quãng đường từ sân bay Liên Khương – tới cây số 7, phường 7, TP. Đà Lạt trong khi quãng đường này hãng taxi Lado công bố giá chỉ 185.000 đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Đồn g- Tổng giám đốc Công ty TNHH Đồng Thúy cho biết, hiện doanh nghiệp đã lập vi bằng các cuộc gọi, các trang web giả mạo này và gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, ngày 5/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản số 1140/SGTVT-QLVT về việc chấn chỉnh việc vận chuyển hành khách của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi tại Cảng hàng không Liên Khương. Tại Văn bản số 1140/SGTVT-QLVT, Sở nêu rõ đối với các đơn vị taxi đã có phương án kê khai giá theo tuyến thành phố Đà Lạt đi sân bay Liên Khương và ngược lại thì phải thực hiện theo đúng hình thức đã đăng ký. Đối với các trường hợp không đăng ký phương án hình thức theo chuyến, theo giờ thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3