Bài 2: Mạo danh Bệnh viện Quân y 103 để bán thuốc


(CHG) Thời gian gần đây, Viện Kỹ thuật Chống hàng giả thường xuyên nhận được thông tin phản ánh của người tiêu dùng về việc một số đối tượng mạo danh, sử dụng hình ảnh của Bệnh viện Quân y 103 để quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng trên không gian mạng.
Mang danh Bệnh viện Quân y 103 kê đơn, bắt mạch online
Thực hiện chuyên đề: Giao dịch thuốc, thực phẩm chức năng trên không gian số, nguy cơ gian lận thương mại, gian lận thuế và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Chống hàng giả. Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã tiếp nhận thông tin về việc một số đối tượng mạo danh, sử dụng hình ảnh của Bệnh viện Quân y 103 để quảng cáo bán thuốc và thực phẩm chức năng nhằm ghi nhận tình trạng giả mạo, giúp các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt được thông tin để ngăn chặn hành vi sai trai, cũng như tuyên truyền đến người tiêu dùng một cách kịp thời nhất về hiện tượng này. 
Mạo danh nhà thuốc Quân y 103 và Viện Quân y 103 để quảng cáo thuốc sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Ghi nhận từ một số trang fanpage trên facbook như: Bệnh viện Quân y 103 - khoa Nội tiết; Bệnh viện Quân y 103 - QĐVN; Nhà thuốc Học viện Quân y 103; Nhà thuốc Học viện Quân y - Viện 103… chúng tôi nhận thấy hầu hết các trang này đều đang chạy quảng cáo và có lượng tương tác rất cao.
Sau khi để lại tin nhắn trên fanpage Bệnh viện Quân y 103 - QĐND và Bệnh viện Quân y 103 - khoa Nội tiết, chỉ vài phút sau số điện thoại 0387226958 đã gọi tới. Người ở đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ của Bệnh viện Quân y 103, tên Hường, gọi đến tư vấn về mất ngủ hậu Covid-19.
Sau khi hỏi han tình trạng bệnh, người phụ nữ xưng tên Hường đã "khám
bệnh online" và tư vấn một cách tỷ mỉ về chứng mất ngủ hậu Covid-19, rồi chuyển sang tư vấn về sử dụng thuốc: “Phải điều trị thuốc 45 ngày, giúp đào thải hết độc tố trong người, giúp các mạch máu trong người được lưu thông và tác động vào các dây thần kinh để chữa trị các dây thần kinh bị tổn thương… Một liệu trình giá niêm yết của bệnh viện là 3 triệu đồng”. Khi được hỏi tên thuốc cụ thể thì người tự xưng cán bộ của Viện 103 cho biết: “Đây là thuốc Nam, tên là thuốc an thần, dạng viên tễ, viên hoàn tán, chỉ nhỏ như đầu đũa và không có tác dụng phụ, rất dễ sử dụng, do viện 103 sản xuất…”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xin số điện thoại, thì vị "bác sĩ online" tên Hường này 
cho biết: “Không sử dụng số điện thoại cá nhân, số điện thoại trên là đường dây nóng của bệnh viện nên chỉ có cuộc gọi một chiều”.
Vừa dừng cuộc trao đổi với người tự xưng là cán bộ quân y của Bệnh viện 103, thì cũng là lúc số điện thoại 0345130045 gọi đến máy chúng tôi và tự xưng là bác sĩ Nga - là bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thuộc Bệnh viện Quân y 103. Cũng như cuộc điện thoại thăm khám, bắt mạch online như của "cán bộ quân y" tên Hường, "bác sĩ" Nga thăm khám tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường với những từ ngữ chuyên ngành. Để tạo sự tin tưởng cho người bệnh, “bác sĩ” Nga còn gợi ý bệnh nhân có thể đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện (nếu nhà gần).
Sau quá trình "khám bệnh online", "bác sĩ" Nga tiến hành kê đơn online. Để tăng tính bảo hành của sản phẩm thuốc, “bác sĩ” Nga cam kết: “Người bệnh sẽ được hỗ trợ cấp thẻ bảo hành quân nhân quân đội để được tái khám thuận lợi…”, đồng thời tư vấn thêm: “Bệnh nhân sử dụng thuốc 3 tháng, 6 hộp, mỗi hộp 300 viên, giá niêm yết của bệnh viện là 7 triệu 8 trăm nghìn đồng. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, bệnh viện sẽ hỗ trợ một nửa số tiền thuốc. Thuốc gửi cho bệnh nhân sẽ được đóng dấu đỏ của giám đốc bệnh viện Trần Viết Tiến là Q103, với tên thuốc là Tâm Đường Quân Y. Sau khi kết thúc sử dụng thuốc, cam kết tiểu đường của bệnh nhân sẽ xuống dưới 6, ngưỡng an toàn”. Khi chúng tôi tỏ thái độ ngập ngừng việc mua thuốc, phía “bác sĩ” Nga liền chèo kéo mua hàng: “Nếu em còn lăn tăn, em có thể mua một nửa cũng được, nếu em không đăng ký mua ngay, sẽ không còn cơ hội hỗ trợ bảo hiểm y tế nữa đâu”.
Đúng như điều mà bạn đọc phản ánh và đặt câu hỏi là các "bác sĩ tự xưng" hiện đang công tác tại Bệnh viện Quân y 103 chỉ cần tư vấn và “bắt mạch” online là có thể kê được đơn, bốc thuốc để chữa bệnh mà không cần tiếp xúc bệnh nhân thì lấy gì đảm bảo cho việc an toàn cho người bệnh cũng như hiệu quả của việc mua thuốc? Có hay không những “bác sĩ” trên đã mạo danh, sử dụng hình ảnh, thương hiệu của Bệnh viện Quân y 103 để lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng các hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu của một bệnh viện lớn thuộc hệ thống Quân y của Quân đội Nhân dân Việt Nam? Và nếu đây là hiện tượng giả mạo thì hậu quả (nếu có) của những việc làm nêu trên đối với người sử dụng các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng ai sẽ chịu trách nhiệm ? 
Khuyến cáo của Bệnh viện Quân y 103
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, ngày 16/10/2022, chúng tôi có buổi trao đổi với Đại tá Phạm Duy Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Quân y 103 trực thuộc Học viện Quân y. Đại tá Hùng cho biết: Bệnh viện Quân y 103 không có các hoạt động khám chữa bệnh trên mạng xã hội như quảng cáo.
“Khi phát hiện có những trang thông tin giả mạo, Bệnh viện Quân y 103 đã có thông báo chính thức, liên tục hiển thị trên trang thông tin điện tử của Bệnh viện Quân y 103 về tình trạng giả mạo trên. Thông báo cho mọi người địa chỉ chính thống của bệnh viện gồm: Web, facebook, zalo và số điện thoại đường dây nóng 24/24 để liên hệ. Phát xen kẽ chương trình Truyền hình Quốc phòng cảnh báo hiện tượng lợi dụng hình ảnh của bệnh viện để trục lợi” Đại tá Phạm Duy Hùng nhấn mạnh.

Đại tá Phạm Duy Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Quân y 103.
Đại tá Hùng khẳng định: “Cán bộ nhân viên bệnh viện không quảng cáo, bán các loại thuốc, thực phẩm chức năng trên trang thông tin điện tử, nghiêm cấm cán bộ nhân viên sử dụng hình ảnh của bệnh viện để bán thuốc. Bên cạnh đó, Bệnh viện đã báo cáo Thủ trưởng Học viện Quân y và các cơ quan chức năng giúp đỡ, cũng như phối hợp với Báo Quân đội nhân dân, Truyền hình Quốc phòng làm phóng sự đưa tin, cảnh báo người tiêu dùng về hiện tượng lợi dụng uy tín, hình ảnh của bệnh viện để trục lợi.
Bệnh viện cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ nhân viên, người lao động, cũng như bệnh nhân trong bệnh viện, để giúp chống bị lừa đảo trên các trang mạng xã hội. Nếu có phản ánh của người dân đã mua thuốc nhưng điều trị không hiệu quả, bệnh viện tư vấn việc dừng ngay thuốc đã mua, báo cơ quan chức năng (công an, quản lý thị trường…) để giải quyết. Đặc biệt chúng tôi thường xuyên cảnh báo hình ảnh các trang thông tin giả mạo Bệnh viện Quân y 103 tại tiền sảnh tòa nhà trung tâm, các vị trí dễ quan sát tại khoa khám bệnh, để mọi người dễ nhận biết”.
Trong quá trình trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hùng không khỏi bức xúc khi nói về những hậu quả của việc giả mạo, gây ảnh hưởng đến niềm tin của mọi người với bệnh viện, cũng như những tác hại của việc quảng cáo giả mạo Bệnh viện Quân y 103 trên các trang mạng xã hội: “Các loại thuốc giả mạo lưu hành không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ về chất lượng sẽ không đảm bảo được mục đích điều trị, còn gây thiệt hại, tổn thất về kinh tế của người mua. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất khi mọi người tin vào tác dụng trong quảng cáo, sử dụng phải thuốc giả trong quá trình điều trị mà không đi khám, dễ dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí mất cơ hội điều trị”.
Đại tá Hùng cũng đưa ra những khuyến cáo đối với người dân và bệnh nhân: “Người dân nên kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện có bệnh, người dân nên tới những cơ sở y tế khám, xét nghiệm, tuân thủ sự tư vấn và phác đồ điều trị của bác sỹ. Cần tư vấn từ xa, người dân nên lựa chọn những trang thông tin chính thống đã được Nhà nước cấp phép và công bố. Đặc biệt, tuyệt đối người dân không được tự ý sử dụng và mua thuốc qua mạng”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Long An: Tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Đức Hòa thực hiện kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3