(CHG) Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được định hướng theo nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cần quy định cụ thể chiến lược địa chất, khoáng sản
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài Nguyên & Môi trường về xây dựng dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010.
Đối với Điều 9 về chiến lược khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam đề xuất rà soát các mục tiêu đề ra phải được lồng ghép với các mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; quy định về nội dung Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng theo Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với Điều 10 về quy hoạch khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam cho rằng, điều này không phù hợp với Luật Quy hoạch và sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch. Đơn vị cho rằng, thời điểm lập quy hoạch, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thực hiện cần hạn chế một số thông tin về vị trí, toạ độ, diện tích, địa danh và tiềm năng khoáng sản tại quy hoạch khoáng sản chưa đầy đủ và chính xác, gây khó khăn cho công tác quản lý cấp phép hoạt động khoáng sản.
Đề xuất hoàn thiện chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
Hơn nữa, việc ấn định công suất khai thác đối với các khu vực mỏ khoáng sản trong quy hoạch (mới có số liệu điều tra, đánh giá sơ bộ) chưa hợp lý, khó khả thi khi cấp phép do công suất khai thác phải được xác định dựa trên kết quả thăm dò, phê duyệt trữ lượng…
Đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung về các loại quy hoạch khoáng sản, đối tượng của quy hoạch, kỳ quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi 37 Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và đảm bảo tính đồng bộ với quy định của Luật Quy hoạch.
Rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chính về quy hoạch
Liên quan đến Điều 11 về quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoảng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam đánh giá, điều này chưa quy định về nội dung (mới) liên quan đến “quy hoạch điều tra cơ bản địa chất” để phù hợp với tên gọi của Luật Địa chất và Khoáng sản được định hướng trong Nghị quyết số 10-NQ/TW.
Cục chỉ rõ vướng mắc: Mục tiêu chưa đạt tiến độ một phần do việc cấp vốn không đáp ứng yêu cầu quy hoạch đề ra. Cơ chế, chính sách đối với các tổ chức chưa rõ ràng; doanh nghiệp chưa thấy rõ quyền lợi khi tham gia. Đáng chú ý, các nhiệm vụ đánh giá tiềm năng khoáng sản bằng hình thức góp vốn chủ yếu do các tổ chức, cá nhân đề xuất chưa có công bố danh mục các đề án hàng năm làm cơ sở để tổ chức, cá nhân đăng ký.
Từ đó, Cục đề xuất rà soát mục tiêu, nhiệm vụ căn cứ nội dung chính về “quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản”, đồng thời, bổ sung quy định nội dung liên quan đến “quy hoạch điều tra cơ bản địa chất” phù hợp với định hướng trong Nghị quyết số 10-NQ/TW.
Tương tự, đối với Điều 12 về quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước, đơn vị được giao xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản cho rằng, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung về căn cứ, lập nội dung chính của quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều.
Điều 13 về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cũng là nội dung còn tồn tại bất cập. Đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ lập, nội dung chính của Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
Còn đối với Điều 14 về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam đề xuất bổ sung các trường hợp điều chỉnh quy hoạch khoáng sản liên quan đến điều tra cơ bản địa chất.
Ngoài các nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam cũng đã rà soát, tổng hợp các nội dung khác liên quan đến bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; khu vực khoáng sản; bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản; thăm dò khoáng sản; khai thác khoáng sản và khai thác tận thu khoáng sản; tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản; trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản./.
7
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết