Điện thoại thông minh, máy tính đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu


(CHG) ​Theo quy định pháp luật, điện thoại thông minh, máy tính đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu. Những mặt hàng “tự phong” có nguồn gốc nước ngoài, hàng cũ 99,9%, hàng mở seal fullbox hiện đang được nhiều thương nhân bán trực tiếp tại các cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online có thể là hàng hóa nhập lậu…

Theo quy định điện thoại, máy tính cũ là những mặt hàng cấm nhập khẩu, thương nhân cố tình nhập khẩu về kinh doanh là vi phạm pháp luật.

Hàng lậu dưới vỏ bọc xách tay, mở seal fullbox, hàng cũ 99,9%
Trước thực trạng nhiều thương nhân có uy tín, cũng như những thương nhân nhỏ lẻ tích cực tham gia vào thị trường điện thoại, máy tính cũ, xách tay, mở seal fullbox, hàng cũ 99,9% và bán hàng nhưng không xuất hóa đơn VAT cho khách hàng, nguy cơ khiến ngân sách nhà nước bị thất thu. Các hành vi gian lận thuế ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một thủ đoạn khá phổ biến là doanh nghiệp mua hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để làm chứng từ “hợp pháp hóa” đầu vào, kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng; câu kết với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch toán chi phí, hoặc bán hàng không xuất hóa đơn thuế VAT, nhằm giảm thuế đầu ra để gian lận thuế và chiếm đoạt bất chính…
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội). Bạn đọc và người tiêu dùng cũng như thương nhân sẽ hiểu rõ hơn về hàng nhập lậu, tránh việc vi phạm pháp luật về hàng hóa.

Điện thoại cũ, không phải chính hãng Samsung Việt Nam, được Mobile City quảng cáo bán giới thiệu có nguồn gốc nước ngoài.

Luật sư có bình luận gì về việc: Hiện tại rất nhiều thương nhân bán hàng điện tử là điện thoại di động, máy tính, thiết bị điện tử… như các thương hiệu Hùng Mobile, MS Mobile, Mobile City… bán hàng và giới thiệu có nguồn gốc nước ngoài và khẳng định là hàng chính hãng được xách tay từ nước ngoài? 
- Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc rõ ràng được bày bán công khai, tràn lan trên thị trường, ở nhiều tuyến phố và trên các trang thương mại điện tử. Đánh trúng tâm lý “sính ngoại”, hàng có thương hiệu của người dân, nhiều tổ chức kinh doanh nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rồi gắn mác hàng xách tay, hàng chính hãng hoặc hàng đã mở seal để đánh lừa người tiêu dùng. Những sản phẩm này thường được bán với giá rẻ hơn giá của sản phẩm chính hãng phù hợp với kinh tế của đa số người dân nên tình trạng này ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, để lại nhiều hệ lụy tác động tiêu cực tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư, du lịch.
Theo quy định của pháp luật, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời, phải đóng các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật.

Hệ thống bán lẻ điện thoại Hùng Mobile quảng cáo bán sản phẩm điện thoại Samsung xách tay, không phải chính hãng Samsung Việt Nam.

Theo luật sư, những hàng “tự phong” có nguồn gốc nước ngoài được nêu ở trên, hàng cũ 99,9%, hàng mở seal nhưng fullbox, bản quốc tế... hiện đang được nhiều thương nhân bán trực tiếp tại các cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online có dấu hiệu của hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng lậu, hoặc hàng không phải chính hãng Việt Nam không?
- Hàng hóa điện thoại thông minh, máy tính đã qua sử dụng là mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư 08/2023/TT-BCT. Hàng hóa xách tay từ nước ngoài về Việt Nam không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật; Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép); Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật.
Như vậy, những mặt hàng “tự phong” có nguồn gốc nước ngoài, hàng cũ 99,9%, hàng mở seal nhưng fullbox, bản quốc tế... hiện đang được nhiều thương nhân bán trực tiếp tại các cửa hàng cửa hiệu, hoặc bán hàng online có thể là những mặt hàng tiêu dùng đã sử dụng; hàng hóa nhập lậu…


Mobile City bán điện thoại có giá trị lớn tới trên 6 triệu đồng, nhưng xuất hóa đơn nội bộ cho khách hàng, không phải hóa đơn VAT.

Hiện nay, rất nhiều thương nhân bán hàng chỉ xuất phiếu xuất kho, phiếu nội bộ có dấu đã thu tiền để thể hiện việc bán hàng, nhưng không xuất hóa đơn VAT cho khách hàng và giao dịch qua tài khoản cá nhân có dẫn tới việc che giấu và giảm kê khai thuế đầu ra hoặc gian lận thuế, trốn thuế không?
Hóa đơn là căn cứ, chứng từ rất quan trọng để giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở hạch toán kế toán và kê khai nộp thuế. Về mặt nguyên tắc, Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định “Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn để giao cho người mua, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả và phải ghi đầy đủ nội dung theo Điều 10 của Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này”.


Hệ thống bán lẻ điện thoại Hùng Mobile bán điện thoại có giá trị lớn nhưng xuất hóa đơn bán hàng có tính chất nội bộ, không phải hóa đơn VAT.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định hành vi trốn thuế, trong đó có hành vi “Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán”. Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được xem là một hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Hệ thống bán lẻ điện thoại ClickBuy bán hàng nhưng xuất hóa đơn nội bộ cho khách, nguy cơ ngân sách Nhà nước có thể bị thất thu nếu kê khai thuế thiếu khách quan.

Đối với hành vi giao dịch qua tài khoản cá nhân phải là tài khoản của chính thương nhân hay công ty để cơ quan thuế làm căn cứ xác định thuế thu nhập cũng như khấu trừ thuế GTGT, việc giao dịch thông qua một tài khoản khác có thể xem là một dấu hiệu của hành vi trốn thuế.

Như vậy, đối với trường hợp việc nhiều thương nhân chỉ xuất phiếu kho, phiếu nội bộ mà không xuất hóa đơn VAT cho khách hàng, đồng thời giao dịch qua tài khoản cá nhân dẫn tới việc che giấu và giảm kê khái thuế đầu ra là trái quy định của pháp luật. Nếu cơ quan thuế phát hiện hành vi này sẽ bị xử lý về hành vi trốn thuế, tùy theo mức thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính theo quy định.


Giao dịch qua tài khoản cá nhân có thể thể xem là một dấu hiệu của hành vi trốn thuế? (hình ảnh là hệ thống bán lẻ Hùng Mobile giao dịch qua một tài khoản cá nhân).

Mua hàng chính hãng người tiêu dùng sẽ được bảo vệ quyền lợi
Theo luật sư, người mua hàng chính hãng Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi gì so với mua hàng xách tay, hàng bản quốc tế, hàng “tự phong” nguồn gốc nước ngoài, hàng mở seal fullbox và luật sư có lời khuyên gì tới người tiêu dùng khi mua hàng hóa được giới thiệu là hàng xách tay…?

Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dưới mác hàng xách tay, hàng quốc tế, hàng cũ, hàng mở seal fullbox, hàng cũ 99,9%… diễn ra tương đối phổ biến. Việc mua hàng chính hãng sẽ đảm bảo sản phẩm đó là hàng thật, có nguồn gốc rõ ràng, hóa đơn thanh toán đầy đủ, đảm bảo được quyền lợi tối đa của người tiêu dùng. Mặt khác, chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, các thiết bị công nghệ khi mua hàng chính hãng sẽ đảm bảo hơn mặt hàng xách tay, hàng “tự phong” nguồn gốc từ những nguồn không chính thống.


Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Bên cạnh đó, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, khiếu nại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng với công bố, niêm yết, quảng cáo tính năng, công dụng, giá cả hoặc các nội dung khác mà tổ chức cá nhân kinh doanh đã cam kết khi mua hàng chính hãng được giải quyết dễ dàng hơn và đảm bảo quyền lợi hơn cho người tiêu dùng. Bởi khi mua hàng chính hãng sẽ có hóa đơn chứng từ rõ ràng, có địa điểm, văn phòng để khách hàng đến giải quyết vấn đề và có người tư vấn, người hướng dẫn thủ tục nhanh gọn. Trong khi mua hàng xách tay, hàng cũ mở seal fulbox, hàng cũ 99,9%... việc giải quyết vấn đề này sẽ khó khăn và mất thời gian hơn, bởi khi mua những mặt hàng đó thường không có hóa đơn, chứng từ, đồng thời việc tìm ra được nguồn gốc hay tìm đến trụ sở của công ty để giải quyết không hề dễ dàng.


Hóa đơn bán lẻ có tính chất nội bộ của Kimmobile.com tại 76 Nguyễn Chí Thanh.

Sản phẩm điện tử xách tay là các thiết bị được các "thương gia" mua chính hãng tại các các cửa hàng ở nước ngoài, mang về tại Việt Nam để bán cho những khách hàng có nhu cầu "hưởng" sự chênh lệch về giá, cũng như muốn được trải nhiệm sản phẩm sớm hơn so với các điện thoại chính hãng trong nước.
Bên cạnh đó thì sản phẩm điện tử cũng có thể là các sản phẩm cũ, đã qua sử dụng tại nước ngoài và được các thương gia nhập về bán lại tại Việt Nam. Như vậy, nếu không phải là người am hiểu về công nghệ, người tiêu dùng không nên mua những sản phẩm này bởi nó sẽ mang lại nhiều rủi ro về chất lượng; việc mua hàng xách tay hay điện thoại giá rẻ là bạn đang phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn. Như mua phải hàng dựng, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng do không chuyên nên không hay biết…
Hơn nữa, những chiếc máy này lại không được bảo hành chính hãng. Vì thế, khi có hỏng hóc gì lớn thường sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để sửa chữa.
Xin trân trọng cảm ơn Luật sư./.


Hệ thống bán lẻ điện thoại Hùng Mobile bán hàng cho khách, có giá trị lớn nhưng không xuất hóa đơn VAT.

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều vụ việc vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng trên thị trường, là minh chứng cho thực trạng nhức nhối của thị trường về hàng lậu, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, số vụ năm sau thường tăng hơn năm trước, nhưng trên thị trường cũng rất dễ dàng mua được hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hoặc hàng nhập lậu… đây là sự quan ngại không nhỏ đối với thị trường hàng hóa và quyền lợi hợp pháp của thương nhân chân chính./.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3