Egroup của Shark Thủy liên tục bị nhà đầu tư tố “bất tín”, gian lận thương mại


(CHG) Tập đoàn EGroup của Shark Thy bị nhiều nhà đầu tư tố cáo hành vi “bất tín”, gian lận thương mại, lợi dụng vốn, trây ì, không thực hiện thanh toán tiền lãi và gốc đúng hẹn như cam kết.

Chân dung chủ tịch tập đoàn EGroup Nguyễn Ngọc Thuỷ (Sark Thuỷ)

Chân dung Chủ tịch Tập đoàn EGroup Nguyễn Ngọc Thuỷ (Shark Thủy) 

Bị tố “bất tín” trong kinh doanh

Tập đoàn EGroup do ông Nguyễn Ngọc Thy (Shark Thy) là chủ tịch, những năm gần đây liên tục dính tai tiếng liên quan đến chữ “tín” trong hoạt động gọi vốn khi doanh nghiệp này nhiều lần bị nhà đầu tư tố “bất tín”, gian lận thương mại, lợi dụng vốn, không thanh toán tiền lãi và gốc đúng hẹn như cam kết.

Theo nội dung phản ánh tới cơ quan báo chí, nhiều nhà đầu tư mua cổ phần tại Tập đoàn EGroup (EGroup) nhưng khi đến hạn của thỏa thuận thì không được công ty mua lại như cam kết. Nhà đầu tư bị ép tái ký thì mới được trả lãi. Việc huy động vốn từ cổ phần phát hành thêm tại tập đoàn này đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lưu ý, có dấu hiệu của gian lận thương mại và hành vi “bất tín” – một nhà đầu tư nhấn mạnh.

Mới đây, cơ quan báo chí đã nhận được đơn cầu cứu của một nhà đầu tư tên T.H (ở chung cư Phương Đông Green Park, số 1 Trần Thủ Độ, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trong đơn, nhà đầu tư T.H cho biết bản thân mình đại diện cho một nhóm gồm 5 nhà đầu tư, cùng tố EGroup có dấu hiệu gian lận thương mại, “bất tín”, lợi dụng uy tín để chiếm dụng vốn… 

Theo nhà đầu tư T.H, chị cùng 5 nhà đầu tư khác đều là người thân đã ký kết 10 văn bản gọi là “Thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame, có địa chỉ tại tầng 2, nhà 25T1 lô đất N05 KĐT Đông Nam đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); do ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đứng tên.

Theo thỏa thuận này, nhà đầu tư T.H và 5 nhà đầu tư khác đã phải nộp cho Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame số tiền là 2.277.650.000 đồng (hai tỷ, hai trăm bảy bảy triệu, sáu trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) để nhận chuyển nhượng một lượng lớn cổ phần của Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup (là công ty mẹ của Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame), thời gian ký kết thỏa thuận là các ngày 11/10/2021; 05/01/2022; 12/01/2022; 13/01/2022; 07/02/2022; 18/02/2022; 22/02/2022.

Khi đến ngày tất toán, chị T.H cùng 5 nhà đầu tư khác đã đến Egroup yêu cầu được nhận lại vốn và một phần lãi như Egroup cam kết. Nhưng EGroup lại tỏ rõ dấu hiệu “bất tín” khi đưa ra lý do công ty hiện đang khó khăn, không thể trả tiền gốc cho nhà đầu tư… Không những vậy, EGroup còn ép nhóm nhà đầu tư này chỉ có thể nhận lãi cho những hợp đồng tái ký. Không còn cách nào khác, nhà đầu tư buộc phải tái ký hợp đồng. 

Theo số liệu mà phóng viên có được, không chỉ nhóm nhà đầu tư T.H mà rất nhiều nhà đầu tư khác cũng dính “bẫy” gọi vốn, rồi bị Egroup “bội tín”. Đơn cử như trường hợp của nhà đầu tư Thái Thị Bình (66 tuổi, ở phố Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội): Ngày 5/1/2021, bà ký kết một văn bản gọi là “Thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame để nhận chuyển nhượng 5.263 cổ phần của Công ty CP Tập đoàn Giáo dục EGroup, với giá trị chuyển nhượng là 200 triệu đồng. Nhưng khi đến ngày tất toán, bà Bình cũng bị EGroup “ép” tái ký để nhận lãi, còn gốc thì phải đợi…

Tương tự bà Bình, một nhà đầu tư khác là bà N.N.T (78 tuổi, ở Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng phản ánh về việc ký "Thỏa thuận hợp tác chiến lược trị" giá 2 tỷ đồng với Công ty Egame với các điều khoản tương tự. Đến ngày 19/10/2021, thỏa thuận giữa bà T. và Egame hết hạn nhưng bà T. cũng không lấy được tiền về. 

“Công ty yêu cầu tôi tái ký thì mới trả lãi, nếu không tái ký sẽ không được trả cả gốc lẫn lãi. Một cô em họ tôi cho vay 500 triệu đồng, sợ mất tiền gốc nên buộc phải tái ký. Còn tôi kiên quyết thu hồi tiền về. Nếu công ty không giải quyết, tôi sẽ làm đơn kiện”, bà T. bức xúc nói.

Giấy chứng nhận đầu tư vào EGroup của nạn nhân Lương Thị Hương

Giấy chứng nhận đầu tư vào EGroup của nạn nhân Lương Thị Hương

Một nhà đầu tư khác là chị Lương Thị Hương (35 tuổi, trú tại Nam Sách, Hải Dương) cũng phản ánh tới cơ quan báo chí về việc EGroup “bội tín”. Ngày 13/04/2021, chị Lương Thị Hương và ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame (bên A) ký với nhau bản thỏa thuận hợp tác chiến lược số AH045/H/04N/21, trong đó có nội dung thể hiện bên B là chị Hương đang sở hữu 13.158 cổ phần với tổng giá trị chuyển nhượng là 500.000.000 đồng tại EGroup.

Đồng thời cam kết, đến ngày 13/4/2022, bên A sẽ tặng 352 cổ phần của EGroup và nếu chị Hương muốn chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần đang sở hữu thì bên A tức ông Nguyễn Ngọc Thủy cam kết và đảm bảo sẽ tìm đối tác có nhu cầu mua hoặc bên A sẽ mua lại (trong trường hợp không tìm được đối tác có nhu cầu mua) với giá 42.500 đồng/cổ phần (tổng giá trị tương đương 574.985.600 đồng.

Đơn tố cáo Tập đoàn EGroup của Sark Thuỷ gian lận thương mại

Các cơ quan điều tra liên tục nhận đơn tố cáo Tập đoàn Egroup 

Sau hơn 1 năm đầu tư, chị Lương Thị Hương không còn nhu cầu muốn sở hữu cổ phần của Egroup nữa và đã trao đổi rất nhiều lần với phía Công ty Egame để xử lý số cổ phần nói trên, thế nhưng doanh nghiệp này đã không thực hiện đúng cam kết như thỏa thuận hợp tác chiến lược. Nhận thấy hành vi của Công ty Egame là bất thường và có dấu hiệu vi phạm, chị Lương Thị Hương đã làm đơn tố cáo đến Công an quận Cầu Giấy.

Nhiều chiêu trò gọi vốn của EGroup 

Để “hút mồi” suốt thời gian dài, Egroup của Shark Thủy đã tung ra nhiều chiêu trò gọi vốn thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Sau khi con mồi đã “cắn câu”, đến thời gian đáo hạn, Egroup sẽ lấy lý do công ty đang gặp khó khăn để chậm trả tiền gốc và ép nhà đầu tư tái ký, còn tiền gốc thì phải... đợi. 

Bằng chiêu trò này, trong một thời gian dài, Egroup đã dụ được rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên tất cả các nhà đầu tư này đều không hề biết số tiền mà họ nộp cho Egroup được doanh nghiệp này dùng vào việc gì và sử dụng như thế nào ? 

Một động thái khác, báo cáo tài chính của Apax Holdings (công ty con của Egroup) ghi nhận, đầu năm 2021, Egroup vay 45 tỷ đồng từ Apax Holding, thời hạn vay 12 tháng với lãi suất 8,5%/năm, để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Nhưng đến hạn 31/12/2021, EGroup không trả được nên đã phải gia hạn khoản vay thêm một năm.

Mới đây nhất, cộng đồng cũng đã dậy sóng khi Egroup nơi Shark Thủy là chủ tịch đã tung ra một chiêu gọi vốn mới là sử dụng pháp nhân khác để phát hành trái phiếu lãi suất cao, kèm tặng vàng. Dạng phát hành trái phiếu vừa qua của pháp nhân này được nhiều chuyên gia cảnh báo và đánh giá là phát hành kiểu bán bia kèm lạc, nhà đầu tư nên cẩn trọng… 

Cụ thể, Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Giáo dục Việt Nam (đơn vị thành viên của Apax Holdings) đã thông báo phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000.000đ/trái phiếu với tổng số vốn huy động lên tới 630 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu là 5 năm.

Trái phiếu do Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Giáo dục Việt Nam phát hành là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ. Lãi suất cố định 12%/năm cho 6 kỳ tính lãi đầu tiên và lãi suất cố định 12,9%/năm cho các kỳ tính lãi tiếp theo.

Tuy nhiên khi nhìn vào bức tranh tài chính của Apax Holdings, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp tỏ rõ sự ngao ngán vì kết quả kinh doanh bết bát và cảm thấy bất an, sợ như trái phiếu của Tân Hoàng Minh (?).

 
Quảng cáo gọi vốn của Tập đoàn EGroup của Sark Thuỷ

Nhiều chiêu trò quảng cáo  gọi vốn của Tập đoàn Egroup của Shark Thủy

Theo anh T. - một nhà đầu tư chuyên nghiệp, anh liên tục nhận được điện thoại tư vấn từ nhân viên giới thiệu là người của Apax Holdings mời gọi đầu tư vào trái phiếu của Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Giáo dục Việt Nam, đơn vị thành viên của Công ty CP Đầu tư Apax Holdings. Ngoài lãi suất được niêm yết theo bảng công bố, nhà đầu tư còn được hưởng thêm phần lãi suất ngoài siêu khủng lên đến 14,3%. Nếu đầu tư từ 500.000.000 trở lên, nhà đầu tư sẽ được tặng thêm 1 chỉ vàng 4 số 9, ngoài ra nhà đầu tư còn được tặng thêm 1,8% lãi suất, như vậy lãi suất sẽ lên thành 16,1%.

Anh T. đưa ra cảnh báo, kiểu huy động vốn qua kênh trái phiếu của Apax khiến anh liên tưởng tới kiểu huy động vốn qua kênh trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Nếu nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ sẽ dễ dính bẫy như đầu tư vào trái phiếu của Tân Hoàng Minh thời gian qua.

Nhìn vào bức tranh tài chính của Apax Holdings cho thấy, doanh nghiệp này kinh doanh có dấu hiệu giật lùi. Khi lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 chỉ đạt vỏn vẹn 2,695 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 36,46 tỷ đồng). Còn doanh thu thuần của đơn vị này giảm sâu đáng kể, về 286,541 tỷ đồng (năm 2021 đạt 522,197). Trong khi nợ phải trả trong ngắn hạn lại tăng thêm 21,22 tỷ đồng, lên 103,561 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 nợ ngắn hạn ở mức 82,336 tỷ đồng). Nguyên nhân nợ ngắn hạn phải trả tăng là do Apax Holdings đã đi vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lên tới 40,709 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 là 8,439 tỷ đồng).

Báo cáo tài chính cũng cho thấy dòng tiền của Apax Holdings liên tục rơi vào trạng thái âm, khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm trên 17,123 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 10,815 tỷ đồng). Và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng bị âm tới 20,870 tỷ đồng dẫn đến lưu chuyển tiền thuần trong năm âm tới 4,827 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,539 tỷ đồng).

Không chỉ bị nhà đầu tư tố “bội tín”, thời gian qua Apax English của Shark Thủy từng bị đối tác là Công ty Hai Bà Trưng doạ kiện ra toà, vì trây ì không chịu trả tiền thuê mặt bằng tại CDC Building ở số 25-27 Lê Đại Hành, Hà Nội. Apax đã quá hạn thanh toán từ tháng 6/2021, nợ tính đến hết ngày 31/12/2021 là 2,3 tỷ đồng, mặc dù đã được Công ty Hai Bà Trưng hỗ trợ gia hạn và giảm chi phí thuê.

Dư luận đặt ra câu hỏi, việc sở hữu chéo doanh nghiệp như đã nêu ở trên có phải hành vi vi phạm pháp luật khi hệ thống các công ty do Shark Thủy là chủ tịch liên tục đưa ra nhiều chiêu trò gọi vốn rồi “bất tín”?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Còn lại: 1000 ký tự
Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra, phát hiện tạm giữ hơn 1.200 sản phẩm là mỹ phẫm, thực phẩm nhập lậu và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, với tổng trị giá là 82.650.000 đồng.

Xem chi tiết
Tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất siêu thị Trung Vân, phát hiện tạm giữ lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Kiểm tra xử lý trên 140 vụ việc, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng

(CHG) Cục QLTT thành phố Cần Thơ thực hiện kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, đã thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt 18 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp xử phạt 18 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kinh doanh phân bón, cây giống không thông báo website thương mại điện tử bán hàng

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh kinh doanh phân bón,cây giống không thông báo website thương mại điện tử bán hàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3