(CHG) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (địa chỉ tại đường ĐT 747, khu phố 7, phường Uyên Hưng, thị xã Tân uyên, tỉnh Bình Dương) bị phạt hành chính theo Quyết định số 714/QĐ-XPVPHC với số tiền phạt 150 triệu đồng do công bố thông tin sai lệch.
Cụ thể, Công ty cổ phẩn Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành công bố thông tin sai lệch số liệu các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính quý IV/2021 và Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, do điều chỉnh các khoản dự phòng đối với các khoản phải thu từ công ty con và dự phòng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (tại Báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán); điều chỉnh dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ phải thu từ công ty con (Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 được soát xét).
Trước sai phạm trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước buộc Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành cải chính thông tin theo quy định tại khoản 6 điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 22/9/2022.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thanh tăng 5,2% so với đầu năm lên 2.985,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 726,3 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 635,2 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 376,6 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 367,2 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 361,4 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng tài sản và các tài sản khác. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 1.159,34 tỷ đồng tăng 54,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dạt 4,5 tỷ đồng, giảm 52,3% so với cùng kỳ. Trong đó, 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp – chi phí tài chính) ghi nhận lỗ 30,03 tỷ đồng so vơi cùng kỳ lỗ 4,96 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 25,07 tỷ đồng. |
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết