“Góc khuất” trong hệ thống kinh doanh xăng dầu


(CHG) 46 cửa hàng chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thái Bình đã và đang lộ dần từng phần “chìm” của “tảng băng nổi” trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại địa phương. Hiện tượng này không chỉ là việc khó quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, mà còn có thể xảy ra nhiều sai phạm và gian lận tại đây. “Góc khuất” đã, đang và sẽ gây tổn hại rất lớn cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.


Nhiều dấu hiệu gian lận thương mại
Sau khi Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có các bài viết "Hàng chục cửa hàng kinh doanh xăng dầu không phép" và "Cần sự quyết liệt từ cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu", ngày 22/2 tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc kinh doanh tại các cửa hàng trên vẫn diễn ra một cách ngang nhiên, công khai, thách thức các cơ quan chức năng của địa phương.

Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa được cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Theo khảo sát của chúng tôi, tại một số cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu như: Trạm cấp phát xăng dầu Cồn Nhất, địa chỉ xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, thuộc Công ty TNHH Hoàng Hải Hương; trạm cấp phát xăng dầu Mạnh Hùng, xã Bình Định, huyện Kiến Xương; cửa hàng kinh doanh xăng dầu Xuyền Thuật, xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải... các cửa hàng trên đang sử dụng nhân viên bán hàng xăng dầu chưa qua đào tạo về công tác phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Điều đó có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro về an toàn cháy nổ trong khu dân cư, nhất là một số cửa hàng trên đều nằm ở vùng “lõi” của khu dân cư nông thôn.
“Góc khuất” đang diễn ra tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chính là việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT - VAT) cho khách hàng. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên thường sử dụng hóa đơn bán lẻ (một dạng tự in hoặc mua sẵn ở các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm).

Cửa hàng kinh doanh trên sử dụng xuất hóa đơn bán lẻ (một dạng tự in hoặc mua sẵn ở các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm).

Tại trạm cấp phát nhiên liệu thuộc Công ty Thương mại và Dịch vụ Phiệt Học (lô 25 đương Trần Thủ Độ, tổ 2 Phú Xuân, TP. Thái Bình), sau khi khách hàng yêu cầu được cung cấp hóa đơn GTGT làm thanh toán với cơ quan, đơn vị này lại cung cấp cho khách hàng hóa đơn GTGT của doanh nghiệp khác, cụ thể là hóa đơn của Công ty TNHH XNK và Thương mại Phong Phú (thôn Khả Tiến, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà). Khách mua hàng thắc mắc thì đại diện của trạm cấp phát xăng dầu nội bộ Phiệt Học cho biết: “Hóa đơn bên em chỉ cấp được cho vận tải, chứ không cấp được cho xăng dầu. Nếu khách hàng có nhu cầu lấy hóa hóa đơn VAT xăng dầu sẽ có công ty cung ứng họ cấp”.

Mua xăng dầu của Phiệt Học, TP. Thái Bình, nhưng khách hàng lại nhận hóa đơn GTGT của Công ty TNHH XNK và Thương mại Phong Phú, huyện Hưng Hà.

Theo quy định, người kinh doanh được cấp giấy chứng nhận kinh doanh thì phía cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế, đồng thời sẽ được cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy nhiên, với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không thể xuất hóa đơn về những lĩnh vực liên quan. Vì thế, phía trạm cấp phát nhiên liệu thuộc Công ty Thương mại và Dịch vụ Phiệt Học cung ứng xăng dầu cho khách hàng, lại sử dụng hóa đơn GTGT của doanh nghiệp khác để giao cho khách hàng có thể đang sai về nguyên tắc thuế. Thậm chí có nhiều dấu hiệu sai trong nguyên tắc hoạt động thương mại.
Cửa hàng Xuyền Thuật, xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải chưa được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, chưa dán tem chống thất thu thuế tại trụ bơm... nhưng vẫn hoạt động.
Không chỉ việc “có vấn đề” trong cấp hóa đơn GTGT của cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa phép với khách hàng, mà ngay cả việc hợp đồng cung ứng xăng dầu của thương nhân phân phối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện cũng là một dấu hỏi, thậm chí không đúng với nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Theo chia sẻ của ông Thuật, Công ty TNHH Xăng dầu Xuyền Thuật: “Cửa hàng của chúng tôi mua xăng dầu từ Công ty Hoàng Kim... hợp đồng cung ứng giữa cửa hàng với Công ty Hoàng Kim chưa có. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cung ứng xăng dầu cho người tiêu dùng, phía Công ty Hoàng Kim vẫn cung ứng xăng dầu cho chúng tôi”. Ông Thuật cũng cho biết thêm, cửa hàng bên ông chưa được phía cơ quan thuế dán tem lên cột bơm. Tuy nhiên, ông đã báo cáo cho một cán bộ thuế và người này bảo cứ nhập hàng và bán đi, bao giờ chị về dán sau”(?).

Công ty TNHH Xuyền Thuật không có hợp đồng mua bán xăng dầu với phía Công ty TNHH Dầu khí Hoàng Kim không khỏi dấy lên nghi ngại mua xăng dầu một nơi, mua hóa đơn một nẻo.

Với việc Công ty TNHH Xuyền Thuật không có hợp đồng mua bán xăng dầu với phía Công ty TNHH Dầu khí Hoàng Kim có thể vi phạm về mặt thương mại, dẫn đến việc tranh chấp thương mại. Việc hai doanh nghiệp này không có hợp đồng ký kết giao kèo mua bán với nhau không khỏi dấy lên nghi vấn về việc mua xăng dầu một nơi, lấy hóa đơn một nẻo giống như tại trạm cấp phát xăng dầu Phiệt Học. Bởi về mặt nguyên tắc, hóa đơn chỉ thể hiện việc mua bán, còn hợp đồng cung ứng sẽ thể hiện về loại hàng hóa, vật tư hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa, chất lượng, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán và phương thức vận chuyển... của hàng hóa. Vì vậy, không khỏi dấy lên nghi ngại: Liệu ở đây có thể xảy ra việc mua bán xăng dầu lậu hay không?
“Không có giấy phép thì không được kinh doanh xăng dầu”
Trong buổi phỏng vấn ông Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình Phạm Huy Hiện về công tác xử lý đối với hành vi kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện, ông Hiện cho hay: “Không có chế tài yêu cầu các cửa hàng trên phải dừng kinh doanh hoặc không được kinh doanh nữa, nên rất khó yêu cầu các cửa hàng trên dừng hoạt động”. Tuy nhiên. liệu đó có phải là cái khó trong việc xử lý hoạt động kinh doanh xăng dầu không phép?
Phóng viên của Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có cuộc trao đổi nhanh với ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam về số lượng 46 cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thái Bình, ông Bảo tỏ vẻ bất ngờ: “Nghe hơi lạ, vì kinh doanh xăng dầu là loại hình kinh doanh có điều kiện, không phép thì làm sao mà hoạt động được. Đây là quy định của luật pháp, chẳng hiểu người ta kinh doanh như thế nào, nhất là khi người mua yêu cầu hóa đơn (giá trị gia tăng) thì làm sao, cái đấy làm sao mà cấp được... Cái này thuộc về trách nhiệm của địa phương”.
Bên cạnh đó, ông Bảo cũng cho biết thêm về vấn đề các thương nhân phân phối xăng dầu khi cung cấp hàng cho những đơn vị trên: “Thực tế mà nói, tất cả đều có quy định cả. Đơn vị cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng, phía cửa hàng phải đưa ra đăng ký được quyền kinh doanh xăng dầu (giấy chứng nhận đủ điều kiện) thì người ta mới ký hợp đồng. Cái này xuyên suốt từ người cung cấp hàng, người bán hàng, đã có quy định của luật pháp cụ thể... Có một nguyên tắc rất rõ ràng, thậm chí cấp phép chậm, cơ quan chức năng còn không cho kinh doanh, chứ đừng nói là không có giấy phép. Tóm lại không có giấy phép (giấy chứng nhận đủ điều kiện) thì không được kinh doanh xăng dầu”.
Buông lỏng quản lý
Với mong muốn được tiếp cận thông tin danh sách 46 cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhằm đưa ra cảnh báo cho người tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên với lý do “Các anh lãnh đạo chỉ đạo phòng (Phòng Quản lý thương mại) cung cấp sau khi được UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo về kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành theo Quyết định 1045”. Như vậy, Đoàn Kiểm tra liên ngành được thành lập từ ngày 29/4/2021, như vậy đã gần 2 năm, nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa thể đưa ra được kết luận?

Thông tin 46 cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện được phía Sở Công Thương tỉnh Thái Bình "tạm thời bảo mật", chưa thể cung cấp cho PV.

Việc 46 cửa hàng chưa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn đang tồn tại có thể nói một phần là do quá khứ, thế nhưng thời gian qua cũng nhiều cửa hàng cố tình xây dựng dù biết không thể làm đủ các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Một trong những cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động kinh doanh, bất chấp các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh xăng dầu. Nghi vấn cửa hàng kinh doanh xăng dầu là của người nhà lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình?

Để tồn tại sự việc nêu trên, không khỏi không hoài nghi sự cả nể, làm ngơ, hay bao che từ phía một số cán bộ có liên quan trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh xăng dầu. Ví dụ, cuộc gọi của một lãnh đạo tên H. thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình cho phóng viên là một điển hình.
Dẫu biết, việc xử lý 46 cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu không phải là việc làm được trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, nếu có sự vào cuộc quyết liệt từ các sở ban ngành, cũng như phía UBND tỉnh Thái Bình, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, chắc hẳn “nút thắt” đó sẽ không bị tồn đọng thời gian dài đến vậy.
 

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng - Gian dối trong thi công 02 cán bộ và 01 Giám đốc Doanh nghiệp bị khởi tố

(CHG) - Ngày 18/9, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can, do liên quan đến thi công công trình đường giao thông kém chất lượng.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
2
2
2
3