Góc nhìn từ nước ngoài về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ


(CHG) Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia và khiến người tiêu dùng mất niềm tin cũng như hoang mang khi lựa chọn mua sản phẩm. Tại một số nước phát triển, pháp luật đã đưa ra chế tài xử phạt khác nhau, thậm chí người tiêu dùng tiêu thụ hàng giả cũng chịu hình thức vi phạm hành chính.
Ảnh minh họa.
Niềm tin của người tiêu dùng bị xói mòn
Nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng nhu cầu này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, vì mục tiêu lợi nhuận nên sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. 
Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.
Chính việc này khiến niềm tin của khách hàng bị xói mòn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm.
Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.
Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả, phong phú về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là thực phẩm, thuốc chữa bệnh… giả, kém chất lượng.
Trong khi đó, người tiêu dùng không có nhiều thông tin về mặt hàng mình đang mua mà chỉ dựa vào những gì được in trên bao bì hoặc nhận thông tin trực tiếp từ người bán hàng.
Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, bằng nhiều hình thức như online, sàn thương mại điện tử.
Để xử lý được hàng giả bắt buộc phải có giám định kết luận. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, chi phí giám định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng chức năng phải tạm ứng kinh phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Theo quy định của pháp luật, đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó, nhưng hầu như không có đương sự nào tự nguyện nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng khó khăn.
Nhiều sản phẩm vi phạm nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ.
Phạt người tiêu dùng tiêu thụ hàng giả, bài học từ các nước phát triển
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ có chế tài xử phạt với hành vi buôn bán hàng giả, mà chưa có quy định nào xử phạt người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, trước nay chúng ta chỉ chú trọng kiểm tra, xử phạt các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái mà bỏ qua nhóm đối tượng người mua hàng. 
Một số nước phát triển đã áp dụng xử phạt người tiêu dùng mua hàng giả, hàng nhái với những hình thức khác nhau:
Tại Hàn Quốc, buôn bán và nhập khẩu hàng giả là hành vi bất hợp pháp. Việc sở hữu hàng hóa với mục đích sao chép và chế tạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của người khác cũng là vi phạm pháp luật. Nếu không nhận ra mặt hàng là giả, người mua không bị coi là vi phạm pháp luật.
Tại Nhật Bản, dù dùng với mục đích cá nhân hay kinh doanh, tất cả các hàng giả, hàng nhái được gửi từ nước ngoài hoặc được mang đến bởi người nước ngoài đến đây đều bị cấm. Luật pháp Nhật Bản thể hiện rõ rằng hành vi đưa hàng giả vào Nhật Bản sẽ cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và bản quyền thiết kế. Hình phạt tù đối với hành vi này đến 10 năm hoặc phạt tiền lên đến 10 triệu yên, hoặc cả hai.
Mỹ và châu Âu là những quốc gia tôn trọng vấn đề bản quyền, thương hiệu ở top đầu thế giới. Vì vậy, việc xài hàng giả sẽ khiến cho khách hàng phải chịu một mức phạt rất nặng hoặc có thể bị truy tố nếu đem một lượng lớn hàng giả, dù đó là người dân trong nước hay du khách nước ngoài.
Tại Pháp, người tiêu dùng có thể bị phạt với mức phạt tối đa lên tới 300.000 euro (tương đương 7,7 tỷ đồng) hoặc ngồi tù 3 năm nếu du khách đem một số lượng lớn hàng giả nhập cảnh vào nước này.
Tại Bỉ, nếu bị phát hiện mang đồ giả, du khách có thể bị phạt từ 500 – 100.000 euro (tương đương 12,1 triệu đồng tới 2,5 tỷ đồng). Các băng đĩa ca nhạc, phim lậu nếu mang vào nước này bị phát hiện, du khách cũng chịu trách nhiệm tương tự.
Tại Ý cũng có luật quy định người tiêu dùng phải chịu khoản tiền phạt lên tới 11.000 euro khi sử dụng hàng giả, hàng nhái từ những nhà cung cấp bất hợp pháp. Hải quan Croatia có thể phạt 15.000 Euro cho hành vi này…
Ở nước ta, việc xử lý người tiêu dùng hàng giả, hàng nhái chưa được thực hiện nên vẫn còn cơ hội cho những cơ sở kinh doanh hàng nhái, hàng giả tiếp tục phát triển. Chính vì vậy, từ bài học của những quốc gia trên thế giới, những quy định của pháp luật cần phải tăng cường hơn nữa, tiệm cận với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhất là Công ước Bern về sở hữu trí tuệ.
Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (Đoàn Bình Định) từng cho rằng, việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán. "Thực tế, nhiều hàng giả thương hiệu nổi tiếng được bán công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư nhưng trong pháp luật chưa có rõ trong vấn đề này. Do đó, để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua", bà Hạnh nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại cũng cho rằng, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.
Vì vậy, để xử lý triệt để hàng giả, hàng nhái cần xây dựng hệ thống pháp luật, hàng rào an ninh, an toàn bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Đặc biệt, cần có thể chế, chế tài pháp luật nghiêm khắc đối với người tiêu dùng cố tình mua sản phẩm là hàng giả, hàng nhái.
Các bước giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:  
Gửi yêu cầu bằng văn bản đến bên xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ: Bước này là không bắt buộc mà dựa trên cơ sở để tiết kiệm chi phí cho Bên chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cũng như giải quyết sự việc trên cơ sở thiện chí và hợp tác, chủ thể quyền sở hữu sẽ gửi văn bản đến bên xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và cam kết không lặp lại hành vi xâm phạm trong tương lai. Trên thực tế, nhiều chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã đạt được mục đích ngay tại bước này.
Yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm: Trong bước này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chứng minh quyền chủ thể quyền sở hữu trí tuệ của mình và cung cấp các thông tin, bằng chứng về hành vi xâm phạm của bên xâm phạm.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3