Hàn Quốc gia hạn 02 tháng điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc từ Việt Nam


(CHG) Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) tiếp tục gia hạn điều tra thêm 2 tháng đối với vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc có mã HS 7411.10.0000 có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thời hạn dự kiến ban hành kết luận cuối cùng của Ủy ban Thương mại Hàn Quốc sẽ kéo dài đến ngày 27/8/2022 do cơ quan điều tra cần thêm thời gian xem xét thông tin bổ sung liên quan đến nhà sản xuất và nhà xuất nhập khẩu.

Trước đó, ngày 29/10/2021, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc đã chính thức khởi xướng điều tra vụ việc. Ngày 22/4/2022, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong kết luận điều tra sơ bộ, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc xác định biên độ phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam là từ 10% đến 14,78%; và biên độ phá giá của các doanh nghiệp Trung Quốc là từ 15,95% đến 42,03%. Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc kiến nghị không áp dụng biện pháp tạm thời trong vụ việc này do chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến vụ việc; tiếp tục thu thập, tìm hiểu thông tin từ đối tác tại Hàn Quốc; tiếp tục chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra Hàn Quốc cũng như thường xuyên trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình vụ việc.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3