(CHG) Theo công văn Sở Công thương đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư PITC Lâm Đồng đình chỉ các hoạt động nạo vét, vận chuyển cát đi tiêu thụ cho đến khi khắc phục xong các tồn tại.
Trước đó, ngày 11/5/2022, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Lâm Đồng), Công an huyện Đơn Dương, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đơn Dương và UBND thị trấn D’Ran và ông Nguyễn Huy Thành, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư PITC Lâm Đồng kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển cát tại lòng hồ Thủy điện Đa Nhim.
Đoàn kiểm tra phát hiện 4 tàu hút phục vụ hoạt động nạo vét cục bộ phòng chống bồi lắng kết hợp với thu hồi cát, sạn, sỏi làm vật liệu xây dựng và bùn đất tại lòng hồ Thủy điện Đa Nhim. Lúc này, các tàu hút đang neo đậu gần bờ, không hoạt động. Khối lượng cát lẫn bùn đất ước tính khoảng 2.000 m3 nằm rải rác trên diện tích khoảng 1ha tại các bãi tập kết; không có xe vận chuyển, tiêu thụ cát hoạt động.
Hồ thủy điện Đa Nhim đang được nạo vét trái phép |
Công ty cổ phần PITC Lâm Đồng (được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy phép số 30/GP-UBND ngày 8/4/2022 về việc hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa Thủy điện Đa Nhim) không xuất trình được hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra PITC Lâm Đồng chưa đăng ký xác nhận khối lượng thu hồi cát, sạn, sỏi làm vật liệu xây dựng và bùn đất theo quy định.
Lý do Công ty PITC đưa ra là chưa nắm đầy đủ các quy định, quy trình lập hồ sơ do Luật Môi trường năm 2020 mới có hiệu lực ngày 2/1/2022, nên chậm trễ trong việc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, ngày 4/5, Công ty đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đề nghị hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục để thực hiện theo quy định. Khối lượng cát, bùn, đất tại bãi nêu trên khoảng 1.500 m3 tồn từ những năm trước, còn lại khoảng 500 m3 mới nạo vét đưa về bãi.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết