Lật lại hồ sơ Công ty Minh Chung trong vụ sản phẩm OVISURA GOLD


Công ty Minh Chung - đơn vị ký hợp đồng sản xuất sản phẩm OVISURA GOLD, từng bị tố xâm phạm quyền đối với sản phẩm OVISURE GOLD PLUS.

Hàng không phù hợp tiêu chuẩn, công an đang điều tra

Như Báo Công Thương thông tin, Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (TP. Hà Nội) đang tiến hành điều tra, xác minh tin báo có dấu hiệu "Sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu thực phẩm bổ sung OVISURA GOLD", xảy ra tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Đặc điểm sản phẩm: Thực phẩm bổ sung OVISURA GOLD, khối lượng hộp 650g, lô sản xuất: 15012024, ngày sản xuất: 15/1/2024, hạn sử dụng: 15/1/2026, sản xuất tại Công ty TNHH Quốc tế ALPHABET MYERS WALMART AMERICAN (địa chỉ tại đội 2, thôn Đại Thần, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội).

Lật lại hồ sơ Công ty Minh Chung trong vụ sản phẩm OVISURA GOLD
Lô sản phẩm thực phẩm bổ sung OVISURA GOLD có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Ảnh: Công an quận Bắc Từ Liêm

Theo thông tin, toàn bộ lô thực phẩm bổ sung nhãn hiệu OVISURA GOLD đang bị thu giữ được Công ty TNHH Quốc tế ALPHABET MYERS WALMART AMERICAN ký hợp đồng sản xuất với Công ty TNHH Dược phẩm Công nghệ cao Minh Chung (sau đây gọi là Công ty Minh Chung; địa chỉ sau Cụm công nghiệp Lương Sơn, Khu tái định cư thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình).

Cơ quan CSĐT đã ra quyết định trưng cầu giám định chất lượng thực phẩm bổ sung OVISURA tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh quốc gia. Tại kết luận giám định chất lượng của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh quốc gia, sản phẩm thực phẩm bổ sung OVISURA có các chỉ tiêu không phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm đang thông báo tìm người mua hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung OVISURA GOLD có đặc điểm nêu trên để phục vụ điều tra.

Từng bị tố xâm phạm sản phẩm công ty khác

Liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Minh Chung, đầu năm 2024, Báo Công Thương từng tiếp nhận phản ánh của bạn đọc, về dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp của đơn vị này.

Cụ thể, trong đơn phản ánh gửi tới Báo Công Thương, một bạn đọc cho biết sản phẩm OBISURE GOLD PLUS của Công ty TNHH dược phẩm công nghệ cao Minh Chung – Chi nhánh Hoà Bình có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với sản phẩm OVISURE GOLD của Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm GALIEN (địa chỉ phố Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội).

Lật lại hồ sơ Công ty Minh Chung trong vụ sản phẩm OVISURA GOLD
Hình ảnh về nhà máy của Công ty TNHH Dược phẩm Công nghệ cao Minh Chung (Ảnh: https://minhchunggroup.com/)

Nội dung này cũng đã được Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) kết luận lại Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH1073-23TC/KL-GĐ ngày 29/12/2023.

Tiếp nhận phản ánh, ngày 18/1/2024, Báo Công Thương đã có Văn bản số 33/BaoCTT-TT, chuyển thông tin tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình để xác minh, làm rõ. Căn cứ kết quả kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1, ngày 8/3/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã có văn bản phản hồi Báo Công Thương về nội dung bạn đọc phản ánh.

Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành thẩm tra xác minh từ 9 giờ ngày 6/2/2024 đến 17 giờ ngày 6/2/2024. Qua xác minh thẩm tra, Đội Quản lý thị trường số 1 báo cáo, tại thời điểm xác minh/làm việc Công ty Minh Chung không sản xuất, không kinh doanh tại địa bàn huyện Lương Sơn, huyện Đà Bắc và TP. Hà Bình đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung OBISURE GOLD PLUS.

“Do đó chưa xác định được xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm GALIEN”, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình phản hồi.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình sau đó có giao Đội Quản lý thị trường số 1 tiếp tục phối hợp với Báo Công Thương và Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm GALIEN để tiến hành xác minh, làm rõ, kịp thời điểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Tới nay, vụ việc vẫn chưa có thêm thông tin mới song thực tế Báo Công Thương cũng không thấy lực lượng quản lý thị trường có động thái trao đổi hay phối hợp gì thêm. Thậm chí phóng viên Báo Công Thương đã nhiều lần có trao đổi làm việc với lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình nhưng không được phối hợp và ngay cả biên bản, thông tin kiểm tra cũng không được cung cấp.

Báo Công Thương xin chuyển thông tin này tới Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm để phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3