Mối liên kết giữa ngân hàng - bất động sản và rủi ro từ sở hữu chéo


(CHG) Sở hữu chéo, nhóm cổ đông chi phối các nhà băng đang là một thực trạng diễn ra tại nhiều tổ chức tín dụng. Đặc biệt là mối liên kết giữa ngân hàng và bất động sản, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lũng đoạn hệ thống ngân hàng và nợ xấu leo cao từ việc sở hữu chéo.

Mối liên kết giữa ngân hàng - bất động sản
Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc mua bán, sáp nhập, thâu tóm các định chế tài chính, ngân hàng lớn nhỏ khác nhau, có thể diễn ra bên trong một nước hoặc xuyên quốc gia. Hoặc ngay tại Việt Nam vào giai đoạn từ những năm 2010, việc thâu tóm những ngân hàng có quy mô nhỏ diễn ra công khai, rầm rộ và đã tạo ra những rủi ro nghiêm trọng cho nền kinh tế, khiến nhiều ông chủ các tập đoàn lớn này phải xộ khám do vi phạm pháp luật và hệ lụy là nền kinh tế bị tác động sâu rộng.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn DOJI cũng là Chủ tịch TPBank. (Ảnh: Internet)
Để khắc phục tình trạng sở hữu chéo, ngay từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng.
Sau khi có quyết định cứng rắn từ phía Chính phủ, hoạt động của các tổ chức tín dụng đã đi vào nền nếp, tình trạng sở hữu chéo vi phạm pháp luật tại các tổ chức tín dụng đã được cải thiện đáng kể. Cũng tại thời gian này, nhiều sếp lớn của tổ chức tín dụng cũng như doanh nghiệp đã phải xộ khám như Nguyễn Đức Kiên; Trầm Bê; Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm...
Bẵng đi thời gian, thực trạng sở hữu chéo và mối liên kết giữa nhóm cổ đông chi phối các nhà băng lại đang diễn ra âm thầm, nhưng có phần quyết liệt tại nhiều tổ chức tín dụng. Và đặc biệt là mối quan hệ “mập mờ” giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cũng là Chủ lịch Liên Việt Holdings và cũng từng được biết đến là Chủ tịch Himlam.

Có thể ví dụ những cặp bài trùng trong mối liên kết giữa ngân hàng và bất động sản gồm: Sunshine Group - Kiên Long Bank (KLB); Him Lam – Sacombank; Thaiholdings - LienVietPosBank (LPB); Bamboo Capital - Eximbank; DOJI Group - TPBank; Nettra - VIB; Nam Á Bank - Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương (Tập đoàn Hoàn Cầu) và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Toàn...
Tuy không nằm trong danh sách dấu hiệu sở hữu chéo ngân hàng, nhưng một số tập đoàn bất động sản có ngân hàng thân thiết hỗ trợ thông qua nhiều hình thức, được nhắc tới như những đối tác chặt chẽ như Tập đoàn MIK - VPBank, Tập đoàn Đất Xanh - Viet A Bank, Tập đoàn TNR - MSB, Tập đoàn BRG - SeABank;…

Nữ doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Thị Nga đều có mối liên hệ với Tập đoàn BRG và SeABank. (Ảnh minh họa nguồn: Internet)
Có một điểm chung là những doanh nghiệp bất động sản này thường dùng các pháp nhân con khác nhau, trong hệ sinh thái, để thâu tóm cổ phần của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các CEO cấp cao của tập đoàn bất động sản cũng ra mặt gom cổ phần của tổ chức tín dụng, với mục đích là tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng.
Trong các tổ chức tín dụng này, sau khi có sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp bất động sản, bằng việc thâu tóm cổ phần của ngân hàng. Ban điều hành, hoặc Ban Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng bắt đầu có sự cải tổ lớn và đều được thay thế bằng chính người của doanh nghiệp, hoặc người có liên quan tới doanh nghiệp bất động sản sở hữu cổ phần. Những vị trí quan trọng này thường là Tổng Giám đốc, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng.
Khi đã sở hữu chéo thành công tổ chức tín dụng, các nhà băng có thể cho doanh nghiệp bất động vay vốn để thực hiện dự án hoặc cấp vốn thông qua một tổ chức tín dụng khác theo dạng “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”… Vì thân thiết nên dễ dẫn đến việc đánh giá rủi ro không chặt chẽ, cùng với việc giám sát lỏng lẻo, khiến dòng vốn của ngân hàng lại đổ vào các công ty sân sau. Từ đây sẽ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích. Tức khi một doanh nghiệp có cổ phần trong ngân hàng, nếu như lại có đại diện nằm trong ngân hàng đó, thì rõ ràng người đại diện đó sẽ hoạt động theo lợi ích của công ty kia nhiều hơn là vì lợi ích của ngân hàng. Điều đó tạo ra những khoản tín dụng không hiệu quả, gây hệ lụy và nợ xấu sẽ có cơ hội phát triển.
Rủi ro từ sở hữu chéo
Với những chiêu trò tinh vi, những ông chủ doanh nghiệp bất động sản sử dụng chiến lược “thò chân cáo” để thâu tóm tổ chức tín dụng thông qua việc sở hữu chéo. Tổ chức tín dụng điều hướng dòng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp và hệ sinh thái. Đây sẽ là nguy cơ dẫn đến lũng đoạn hệ thống ngân hàng cũng như giá cả thị trường.
Không những thế, năng lực quản trị ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, do có sự tác động thiếu “khách quan” của những “sân trước”, “sân sau”… và thêm nguy cơ phát sinh nợ xấu tăng cao tại các tổ chức tín dụng này. Ngoài ra, từ số vốn ban đầu, sở hữu chéo bắt đầu tăng lên theo cấp số nhân, dòng tiền ảo vì thế cũng tăng dần làm hệ thống ngân hàng bị méo mó....
Lịch sử hệ thống ngân hàng nước ta đã từng diễn ra một loạt đại gia như “bầu” Kiên (Nguyễn Đức Kiên, từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB), Hà Văn Thắm (từng đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) lập sân sau, Phạm Công Danh (Ngân hàng Xây dựng) dùng người thân trong gia đình mua cổ phần, thâu tóm và chi phối. Hậu quả, một loạt nhà băng đã bị các ông chủ đẩy vào cảnh mất thanh khoản, nợ xấu tăng cao, âm vốn điều lệ, thua lỗ nặng nề.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, c
huyên gia kinh tế (Ảnh minh họa nguồn: Internet)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, sở hữu chéo thể hiện qua việc các ngân hàng và doanh nghiệp có sở hữu chồng chéo lẫn nhau. Cụ thể, ngân hàng và doanh nghiệp lập ra công ty con, rồi công ty con lập ra công ty cháu để mua cổ phiếu của ngân hàng và ngược lại. Cứ như thế, qua nhiều tầng nấc trung gian thì việc sở hữu không phải là trực tiếp nữa mà là chồng chéo lẫn nhau.(1)
Và cái giá phải trả của tình trạng sở hữu chéo gây nên là con số về nợ xấu lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Nếu vẫn cứ để tình trạng sở hữu chéo diễn ra, hoặc xử lý mà không quyết liệt, hoạt động ngân hàng sẽ luôn có vấn đề, đó là thiệt hại đầu tiên mà nền kinh tế, người dân phải chịu... (1)
Vì mục đích của tình trạng sở hữu chéo là để tạo ra lợi ích giúp một cá nhân, tổ chức có thể nắm nhiều ngân hàng, doanh nghiệp. Qua đó, cá nhân và tổ chức đó có thể thâu tóm thị trường làm khuynh đảo một hoặc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế - xã hội vì lợi ích của bản thân họ. Đơn cử, lãi suất cho vay có thể bị đẩy lên khiến chi phí vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xã hội cao hơn. Rồi tiền huy động của dân chúng sẽ chỉ phục vụ mục đích kinh doanh của những đối tượng này - ông Hiếu nhấn mạnh.
Việc sở hữu chéo các công ty con và ngân hàng sở hữu chéo phần vốn góp, cổ phần của nhau. Với các tính chất này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế phản ánh trong hoạt động của các công ty con và tổ chức tín dụng. Và mang đến cái nhìn không khách quan, hay đánh giá không hiệu quả đối với hoạt động doanh nghiệp và ngân hàng.
Tình trạng sở hữu chéo nếu không được xử lý quyết liệt, dứt điểm, nguy cơ rủi ro là sẽ để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế cũng như hoạt động bình thường của ngân hàng, do sự ảnh hưởng hay quyết định trong nội bộ hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng bị sở hữu./.
Tài liệu:
1: https://tuoitre.vn/ngan-hang-so-huu-cheo-lam-khuynh-dao-thi-truong-552736.htm
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3