Nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng gian lận hóa đơn điện tử


(CHG) Thời gian qua, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử trái pháp luật. Cùng với đó, để phát hiện sớm các trường hợp mua bán hóa đơn bất hợp pháp, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng.
Phòng ngừa từ sớm, từ xa việc xuất khống hóa đơn điện tử
Hiện nay, ngành Thuế đã triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống hóa đơn điện tử lưu vết toàn bộ dữ liệu của người mua, người bán nên trường hợp người mua, người bán có hành vi mua, bán hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng hóa đơn điện tử trái pháp luật, ngành Thuế đã áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin.
Ngành Thuế đẩy mạnh công tác quản lý hóa đơn dựa trên kết quả phân tích rủi ro
Theo đó, ngành Thuế đẩy mạnh công tác quản lý hóa đơn dựa trên kết quả phân tích rủi ro theo các tiêu chí đánh giá để xác định người nộp thuế có rủi ro cao và đưa vào kiểm tra, thanh tra.
Đồng thời, tăng cường công tác đối chiếu thông tin giữa dữ liệu người nộp thuế tại hồ sơ khai thuế và dữ liệu hóa đơn điện tử mà người nộp thuế đã khởi tạo để đưa ra danh sách người nộp thuế có sự sai lệch giữa hồ sơ và dữ liệu, đảm bảo doanh nghiệp khai đúng, đủ, không trì hoãn thời gian nộp thuế.
Ngành Thuế cũng thực hiện các chức năng kiểm soát thông tin hóa đơn điện tử, kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo sớm giúp đưa ra các trường hợp cần giám sát, kiểm tra thường xuyên.
Tiến tới phòng ngừa từ sớm, từ xa việc xuất khống hóa đơn điện tử, ngành Thuế cho biết sẽ có cảnh báo tới người nộp thuế về sự bất thường hoặc đột biến so với hoạt động kinh doanh thông thường trong việc sử dụng hóa đơn ngay khi người nộp thuế thực hiện xuất hóa đơn. Việc này sẽ được thực hiện theo ngày để ngăn chặn, cảnh báo việc xuất hóa đơn của người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro.
Bên cạnh đó, cơ quan Thuế cũng đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo vào thực hiện phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử với các nội dung như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, thống kê nhận biết tên hàng hóa, dịch vụ; xác định giá trị hàng hóa bất thường; xác định chuỗi mua bán giữa các DN giúp Trung tâm phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử có thể phát hiện ra những trường hợp gian lận, nghi ngờ mua bán hóa đơn với xâu chuỗi nhiều DN tham gia.
Phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan điều tra truy vết xử lý vi phạm
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công điện số 01/CĐ-BTC ngày 12/4/2023 về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 11/4/2023 về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hoá đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hoá đơn.
Theo đó, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tập trung đẩy mạnh tháng cao điểm phòng, chống các doanh nghiệp mua, bán hóa đơn không hợp pháp, gian lận hoàn thuế.
Ngành Thuế tiếp tục truyền thông sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông (báo, website, truyền hình,…) để tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế, về hoá đơn, công khai thông tin tổ chức, cá nhân có hành vi mua, bán hóa đơn đã bị cơ quan Công an khởi tố để cho người dân, doanh nghiệp biết, góp phần cảnh báo, răn đe các đối tượng đã và đang có ý định vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Bên cạnh đó, ngành Thuế phối hợp chặt chẽ hơn với Cơ quan điều tra - Bộ Công an để xử lý theo quy định đối với doanh nghiệp bán hóa đơn; truy vết xử lý doanh nghiệp mua hóa đơn và xử lý triệt để tình trạng bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng hoá đơn.
Tiếp tục rà soát đối với các cá nhân, tổ chức có mua hóa đơn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế, hợp thức hóa hàng hóa trôi nổi, giảm chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp,… thực hiện xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cũng tiếp tục đề xuất sửa đổi nghị định về đăng ký kinh doanh, Luật Doanh nghiệp phải có quy định theo hướng người đại diện pháp luật phải được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an; người đại diện pháp luật mà có vi phạm pháp luật thuế, là đại diện pháp luật của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và/hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, trường hợp muốn thành lập doanh nghiệp mới thì cần có chế tài xử lý cụ thể, tạm thời chưa cấp phép giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mới và đưa ra các thông tin cảnh báo rủi ro, có biện pháp ngăn chặn.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3