Phát hiện bãi tập kết hơn 500m3 cát không hóa đơn, chứng từ


(CHG) Tại bãi tập kết vật liệu, phương tiện của Công ty TNHH Tùng Cát (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa), lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã phát hiện hơn 500m3 cát không hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Bãi tập kết cát không có hóa đơn, chứng từ bị lực lượng chức năng phát hiện.
Ngày 03/04, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị đang tạm giữ hàng trăm m3 cát không hóa đơn, chứng từ cùng các phương tiện và giấy tờ, sổ sách, tài liệu có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Tổ công tác do Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham những, kinh tế, buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Quảng Bình đã chủ trì phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 và Công an huyện Tuyên Hóa tiến hành kiểm tra bãi tập kết vật liệu, phương tiện của Công ty TNHH Tùng Cát.
Lực lượng chức năng phát hiện tại đây có khoảng 500m3 cát. Lúc này, ông Nguyễn Văn Lực (thôn Xuân Trường, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch) đang điều khiển máy xúc múc cát lên thùng xe ô tô đầu kéo BKS 73C-089.41, kéo sơ mi rơ mooc 73R-005.08 để chở đi tiêu thụ.
Thời điểm kiểm tra, ông Lực – người quản lý bãi tập kết vật liệu của công ty không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số cát nói trên.
Tổ công tác liên ngành đã lập biên bản và tạm giữ số cát trên cùng máy xúc, xe ô tô đầu kéo và các giấy tờ, tài liệu, sổ sách có liên quan để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến công tác khai thác nguồn khoáng sản trên cả nước, ngày 01/04 vừa qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản đạt trình độ các nước tiên tiến khu vực châu Á và các nước phát triển, hình thành công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon; chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3