Phạt hơn 21 triệu đồng hộ kinh doanh vi phạm về nhãn hàng hóa


(CHG) Hoạt động kinh doanh mặt hàng kim khí từ đầu năm 2023 nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định, ngoài ra 13 danh mục hàng hóa tại kho còn vi phạm về nhãn hàng hóa… Với vi phạm trên chủ cơ sở đã bị Cục QLTT tỉnh Thái Bình phạt 21,25 triệu đồng.

Các công chức Quản lý thị trường đang tiến hành kiểm đếm hàng hóa

 Thông tin trước đó cho biết, vào hồi 16 giờ ngày 07/7/2023, sau khi thẩm tra xác minh thông tin nhận được của quần chúng nhân dân, Đội Quản lý thị trường số 4 chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành khám kho hàng của ông P.V.L, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Kho hàng trên do ông P.V.L làm chủ, có hoạt động kinh doanh mặt hàng kim khí từ đầu năm 2023 nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.
Kết quả khám phát hiện hàng hóa tại kho gồm 13 danh mục hàng hóa là mặt hàng kim khí gồm cờ lê, mỏ lết, phun sơn, tô vít, đá mài, ráp xếp đánh rỉ…vi phạm về nhãn hàng hóa và có tổng trị giá hơn 120 triệu đồng.
Ngay sau khi xác định được hành vi vi phạm, Đội Quản lý thị trường số 4 lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vụ việc đến Cục quản lý thị trường Thái Bình để xử lý theo thẩm quyền. Ngày 17/7/2023, Cục Quản lý thị trường Thái Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.L số tiền 21,25 triệu đồng.

Kiểm tra Kho hàng do ông P.V.L làm chủ, có hoạt động kinh doanh mặt hàng kim khí từ đầu năm 2023 nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.

Liên quan tới vi phạm về nhãn hàng hóa, tại An Giang ngày 04/7/2023, Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty C.P đầu tư và phát triển N.G, địa chỉ: ấp An Hòa, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Kết quả kiểm tra, đại diện Công ty C.P đầu tư và phát triển N.G xuất trình cho Đoàn kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty C.P đầu tư và phát triển N.G không có biển hiệu, không gắn tên Doanh nghiệp tại trụ sở chính; Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa và không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: 2.100 cái ổ khóa, 85 bộ thiết bị tời dọc cửa cuốn loại dùng điện và tời bằng dây xích, 60 bộ Remote, 26 cái ắc quy tất cả chưa trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp, tổng trị giá hàng hóa vi phạm: hóa 113.377.000 đồng.
Toàn bộ số tang vật nêu trên đã bị tạm giữ, niêm phong để xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt hàng hóa không có tem nhãn

Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP:
“4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d)  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3