Phó tổng giám đốc Vpbank Lưu Thị Thảo "bán chui" cổ phiếu


(CHG) Bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng giám đốc VPBank bán cổ phiếu VPBank nhưng không đăng ký thông tin trước khi thực hiện giao dịch, không tuân thủ quy định của Pháp luật.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa công bố thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và liên quan đến người nội bộ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)

Cụ thể, bà Lưu Thị Thảo, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vừa thông báo đã bán ra 25.000 cổ phiếu VPBank (tính theo mệnh giá 250 triệu đồng) theo phương thức khớp lệnh, trong thời gian từ 7/2 đến 24/2. Sau giao dịch này, bà Thảo còn nắm giữ 6.509.246 cổ phiếu VPB, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 0,145% xuống 0,144%.

Thông tin về lượng cổ phiếu đang nắm giữ của bà Lưu Thị Thảo

Thông tin về lượng cổ phiếu đang nắm giữ của bà Lưu Thị Thảo

Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu VPBank dao động trong vùng 35.000-38.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo giá trung bình 36.500 đồng/cổ phiếu, vị Phó tổng giám đốc này có thể thu về khoảng 913 triệu đồng.

Theo quy định tại điều 33 Thông tư 96/2020/BTC-TT hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 16/11/2020, người nội bộ tại doanh nghiệp phải công bố thông tin và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán trước (ít nhất 3 ngày) và sau khi thực hiện giao dịch (trong 5 ngày làm việc) nếu giao dịch từ 200 triệu đồng tính theo mệnh giá (tương đương 20.000 cổ phiếu) trở lên trong 1 tháng.

Trong khi đó, số lượng cổ phiếu mà Phó Tổng giám đốc VPBank đã bán ra thuộc trường hợp phải công bố thông tin trước và sau khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, cả trên cổng thông tin HoSE và website VPBank đều không có thông báo đăng ký bán số cổ phiếu nói trên của bà Lưu Thị Thảo. Bà này chỉ công bố thông tin sau khi đã hoàn tất giao dịch bán nói trên. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán và lợi ích của những nhà đầu tư khác.  

Hiện nay, các cơ quan chức năng và các thành viên thị trường đang rất nỗ lực để nâng cao tính minh bạch, nhằm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi thì hành vi bán chui cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ giống như một con sâu làm dầu nồi canh, ảnh hưởng đến cục diện thị trường. Xét về góc độ công bố thông tin, đây chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nhìn từ các góc độ khác lại là vấn đề rất nghiêm trọng, gây áp lực lớn lên triển vọng của thị trường trong thời gian ngắn hạn. Hiện tại phía cơ quan quản lý chưa có thông tin gì đối với trường hợp này.

Trước đó, cũng liên quan đến cổ phiếu VPBank, tháng 7/2021, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt 940 triệu đồng đối với ông Trần Ngọc Bê - anh rể Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng - do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Ngọc Bê

Thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Ngọc Bê

Cụ thể, ông Bê mua 1.481.200 cổ phiếu VPB, bán 59.000 cổ phiếu VPBank trong tháng 1/2021, mua 1.880.700 cổ phiếu VPB trong tháng 2/2021, mua 59.000 cổ phiếu VPB ngày 3/3/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Ngoài việc bị phạt gần 1 tỷ đồng, ông Bê còn chịu hình thức phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn 4 tháng.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3