Phôi thép Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, Việt Nam tăng cường phòng vệ


 (CHG) Việc áp dụng biện pháp tự vệ với các sản phẩm phôi, thép dài nhập khẩu vào Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh phôi thép Trung Quốc giá rẻ đang tràn ngập thị trường, gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Mới đây, Bộ Công thương vừa quyết định rà soát cuối kỳ về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, thời gian dự kiến kéo dài thêm 6 tháng.
Biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài áp dụng cho sản phẩm có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00 nhập khẩu vào Việt Nam.
Các mức thuế được áp dụng gia hạn kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023, với mức thuế sẽ giảm dần theo từng năm. Cụ thể, trong năm đầu tiên mức thuế áp dụng với phôi thép là 15,3% và thép dài là 9,4%; năm thứ hai mức thuế giảm tương ứng là 13,3% và 7,9%; năm thứ 3 là 11,3% và 6,4%.
 
Rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp tự vệ với phôi và thép dài nhập khẩu.
Kể từ ngày 22/3/2023, nếu cơ quan chức năng không tiếp tục gia hạn thì mức thuế sẽ về 0%.
Trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Công thương xác định việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu là cần thiết để tiếp tục ngăn chặn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, giúp ngành sản xuất trong nước có thêm thời gian cần thiết để điều chỉnh.
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp ngành thép, việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam có ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép trong nước trong bối cảnh ngành thép gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, thậm chí thua lỗ trong năm nay./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3