Tiếp nhận hồ sơ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép, thép dài trước 13/8


(CHG) Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tiếp nhận hồ sơ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép, thép dài trước ngày 13/8. Biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có hiệu lực đến hết ngày 22/3/2023 trong trường hợp không tiếp tục gia hạn.

Ngày 20/3/2020 Cục Phòng vệ thương mại Công Thương đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.

Quyết định 918/QĐ-BCT nêu rõ, biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có hiệu lực đến hết ngày 22/3/2023 trong trường hợp không tiếp tục gia hạn.

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép, thép dài trước 13/8

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép, thép dài trước 13/8

Căn cứ quy định tại Điều 96.2 (a) Luật Quản lý ngoại thương và Điều 69.1 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.

Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ là trước 17h00 ngày 13/8/2022.

Biện pháp tự vệ là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại (tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp) được các quốc gia áp dụng nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Trong đó, nếu biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần của nước nhập khẩu, thì biện pháp tự vệ được sử dụng để áp dụng cho trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

 

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3