Tạm giữ 10 tấn bột ngọt xuất xứ nước ngoài nghi nhập lậu


(CHG) Từ nguồn tin báo của người dân, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Phú Yên đã phối hợp bắt quả tang xe ô tô tải BKS 78H-009.23 đang vận chuyển 400 bao bột ngọt xuất xứ nước ngoài. Toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Số bột ngọt nghi nhập lậu bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên bắt giữ.
Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Phú Yên nhận được tin báo về việc phát hiện một phương tiện vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp qua địa bàn nên đã phân công lực lượng xác minh, kiểm tra. Đến khoảng 7h ngày 20/3, tổ công tác phối hợp giữa Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên và Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh đã kiểm tra xe ô tô tải BKS 78H-009.23 đang dừng đỗ bên đường Duy Tân, phường 4, TP. Tuy Hòa, có dấu hiệu nghi vấn.
Tổ công tác liên ngành phát hiện trên thùng xe có nhiều bao tải hàng hóa. Qua kiểm đếm, có 400 bao bột ngọt xuất xứ nước ngoài với tổng trọng lượng 10.000kg. Trên bao bì hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Tài xế điều khiển phương tiện là ông Bùi Duy Tùng (sinh năm 1984, trú tại 16 Duy Tân, phường 4, TP. Tuy Hòa). Thời điểm kiểm tra, lái xe Tùng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Làm việc với lực lượng chức năng, ông Tùng cho biết, một khách hàng đã thuê ông vận chuyển số bột ngột trên từ khu sinh thái Thuận Thảo (xã Bình Ngọc, TP. THuy Hòa) ra Quy Nhơn (Bình Định) tiêu thụ. Khi xe đang dừng đỗ trên đường Duy Tân, phường 4 thì bất ngờ bị lực lượng chức năng kiểm tra và bất giữ. Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xác minh chủ hàng và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bột ngọt là gia vị được nhiều gia đình sử dụng trong các bữa ăn. Nếu sử dụng phải bột ngọt không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy, hành vi tuồn bột ngọt không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vào thị trường là đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3