(CHG) Ngày 9/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã tạm giữ Phan Công Khanh (29 tuổi, quê Bến Tre, tạm trú Quận 7) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin ban đầu, Phan Công Khanh bị một người nộp đơn tố cáo có hành vi chiếm đoạt tài sản liên quan đến mua bán dòng ô tô đắt tiền. Tuy nhiên, Công an TP Hồ Chí Minh chưa thông tin chi tiết về vụ việc.
Khanh được biết đến là tay chơi ô tô đắt tiền lẫn xe mô tô phân khối lớn có tiếng tại Việt Nam. Đầu tháng 6 vừa qua, Khanh cũng vừa khai trương cửa hàng siêu xe K - Super tại đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Phan Công Khanh – tay chơi siêu xe nổi tiếng Việt Nam bị tạm giữ
Trên Facebook cá nhân, Khanh từng chia sẻ khởi nghiệp với 2 người bạn khi chung vốn mua xe Ducati sau đó bán lại kiếm lời. Dần dần, từ việc đam mê siêu xe, Khanh đã trở thành tay buôn khét tiếng trong giới chơi siêu xe, xe sang tại Việt Nam.
Trước đó, Khanh là vận động viên được biết đến với biệt danh là “vua bóng chuyền phủi”. Vì chấn thương, Khanh giải nghệ. Chỉ một thời gian ngắn sau, Khanh nổi như cồn với hình ảnh là một tay chơi và cũng là người mua, bán siêu xe đắt tiền tại Việt Nam.
Trong bộ sưu tập của ông "vua bóng chuyền phủi" đều là những mẫu xe hạng sang Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini, Porsche... Đặc biệt phải kể đến Lamborghini Aventador SVJ màu vàng, McLaren 720S Spider, Lamborghini Urus, Lamborghini Huracan LP610-4...
Trong gara của Khanh Super còn xuất hiện hàng loạt mẫu xe hạng sang như Audi, BMW, Bentley… cùng hàng loạt mẫu xe phân khối lớn.
Ngoài ra, Phan Công Khanh có mối quen hệ với những nghệ sĩ, người nổi tiếng và những đại gia chơi xe "khét" tiếng...
Khanh còn thường xuyên đăng tải những bài viết làm từ thiện, giấy chứng nhận của cơ quan chức năng khi xây nhà cho người dân.
Phan Công Khanh tại cơ quan Công an
Ngoài đam mê với bóng chuyền phủi, các dòng siêu xe thì Khanh Super còn có sở thích sưu tập các loại đồng hồ đắt tiền. Gần đây có nhiều lời đồn về việc Khanh vỡ nợ…
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết