Tạm giữ xe tải chở số lượng lớn hàng hóa không giấy tờ hợp pháp


(CHG) Một xe tải chở hàng chục tấn hàng hóa chủ yếu là quế thanh, nước uống collagen, kem đánh răng không giấy tờ hợp pháp đã bị Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ để làm rõ.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Ngày 9/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết, Đội Quản lý thị trường số 1 vừa phối hợp với Phòng PC03 và PC08, Công an tỉnh Phú Yên bắt quả tang xe ô tô tải chở hàng hóa nhập lậu qua địa bàn.
Phương tịện vận tải bị lực lượng chức năng bắt giữ mang biển kiểm soát 36H-016.09 do ông Lê Khả Dũng (trú tại Ngưu Trung, Quảng Bình, Quảng Xương, Thanh Hóa) điều khiển.
Thời điểm kiểm tra phương tiện vận tải theo quy định, lực lượng chức phát hiện trên xe vận chuyển 5.510kg Quế thanh hiệu Maharajah’s; 3.200 chai nước uống Collagen hiệu Rosebeauty, loại 50ml; 4.320 tuýp kem đánh răng hiệu Close up, loại 160g; 08 bộ vòi bằng kim loại hiệu SUS 304; 17 bồn kim loại hiệu Stainless Steel Sink; 04 cái vòi xả bằng kim loại Stainless Steel Sink. Toàn bộ số hàng hóa trên sản xuất ngoài Việt Nam.
Làm việc với lực lượng chức năng, lái xe đồng thời là người quản lý hàng hóa không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ lô hàng để xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Tương tự, quá trình kiểm tra trên khâu lưu thông, ngày 25/4 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công an xã Kim Linh, huyện Vị Xuyên kiểm tra phương tiện vận tải BKS 29D-130.79 di chuyển qua địa bàn huyện Vị Xuyên có dấu hiệu nghi vấn.
Tổ công tác phát hiện trên xe đang chở số lượng lớn hàng hóa gồm: 10.872 gói dầu gội nhãn hiệu Sunsilk, Dove, Lifebuoy, Clear; 428 hộp kem đánh răng nhãn hiệu P/S, Close up; 36 gói bột giặt nhãn hiệu OMO; 3.108 gói dầu gội đầu XMEN và 42 chai dầu gội đầu Sunsilk. Lực lượng chức năng nhận định, toàn bộ số hàng hóa trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Tiến H. (sinh năm 1979, trú tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ) khai nhận là chủ hàng nhưng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng hóa trên.
Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành lập hồ sơ và tạm giữ giấy tờ phương tiện, tang vật để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ –CP quy định:
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3