Mới đây, mục Hộp thư bạn đọc, Báo Công Thương nhận phản ánh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư bất động sản Thành Phát (có địa chỉ tại Thái Bình, gọi tắt là Công ty Thành Phát). Trong đơn Công ty Thành Phát cho biết đang phải gửi hàng loạt kiến nghị tới UBND tỉnh Thái Bình và các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ khi Dự án phát triển nhà ở khu dân cư phố Bùi Sỹ Tiêm, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình (dự án) không thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện do vướng mắc về mặt bằng.
Phản ánh cho biết, trước đây, khu đất để thực hiện dự án kể trên do Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, sau đó, UBND tỉnh Thái Bình có quyết định thu hồi và hoàn trả đủ tiền giá trị còn lại của tài sản trên đất (gồm một số máy móc, thiết bị) nhưng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình vẫn không thực hiện di dời, thu dọn mặt bằng.
Đáng chú ý, theo phản ánh, liên quan đến một số tài sản là máy móc, thiết bị, năm 2019, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình đã bàn giao cho Công ty Cổ phần Địa ốc Hưng Thịnh. Sau bàn giao, Công ty Cổ phần Địa ốc Hưng Thịnh cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình mượn và trông coi tài sản. Song, từ đó đến nay, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình đã sử dụng để tiếp tục sản xuất kinh doanh và cho một số cá nhân, tổ chức khác thuê lại tài sản và lấy một phần khu đất làm nơi tập kết hàng hóa.
Địa điểm khu đất thực hiện dự án trước đây là trụ sở của Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình |
Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư, đảm bảo đồng bộ quy hoạch hạ tầng, tạo cảnh quan cho thành phố, UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định thu hồi toàn bộ khu đất và phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện Dự án phát triển nhà ở khu dân cư phố Bùi Sỹ Tiêm. Hiện Công ty Thành Phát đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận kết quả trúng đấu giá và làm chủ đầu tư thực hiện dự án với diện tích là 23.745,0 m2.
Ngày 5/11/2023, Công ty Cổ phần Địa ốc Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình thống nhất bàn giao toàn bộ tài thuộc sở hữu của mình cho Công ty Thành Phát. Ngay sau đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình) có biên bản bàn giao, nhận tài sản gắn liền với đất và cây trồng trên đất cho Công ty Thành Phát.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Công ty Thành Phát đã tiến hành tháo dỡ tài sản trên đất theo đúng quy định. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình không chấm dứt hợp đồng, giải quyết dứt điểm với các cá nhân, đơn vị đã ký hợp đồng thuê, mượn tài sản trên khu đất. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức này không chấp hành việc di chuyển hàng hóa của mình ra khỏi khu đất thực hiện dự án. Điều này khiến Công ty Thành Phát không thể hoàn thành việc tháo dỡ, dọn dẹp mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng quy định. Được biết, Công ty Thành Phát đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Bình đôn đốc, giải quyết dứt điểm với các cá nhân, tổ chức đang tập kết hàng hóa trên khu đất nhưng không có kết quả.
Phản ánh của Công ty Thành Phát là vậy song khi phóng viên Báo Công Thương trao đổi với đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình thì nhận được câu trả lời “doanh nghiệp đang giải quyết để trả lại đất”. Đối với việc bàn giao trả lại đất “không ai phản đối mà chỉ có vướng một số người thuê kho”. Đồng thời, đối với việc mượn, sử dụng tài sản, đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm cho rằng, khi bàn giao phía Công ty Địa ốc Hưng Thịnh chưa nhận. Vì vậy Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình ở đó thì cần phải thuê người… bảo vệ. Riêng với số tiền thu lợi từ việc cho thuê, sử dụng tài sản đi mượn, doanh nghiệp đã hạch toán chung vào sổ sách và có đóng thuế đầy đủ?
Câu trả lời của lãnh đạo Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Bình là vậy, song ngày 4/10/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đã có văn bản gửi công ty nêu rõ: Quá trình thực hiện thủ tục bàn giao đất và tài sản gắn liền với đất cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên quản lý, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình có tham gia nhưng không ký kết các biên bản bàn giao.
Các tài sản của một số cá nhân, đơn vị hiện vẫn tồn tại trên khu đất |
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 2289/STNMTQLĐĐ ngày 15/8/2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên có Văn bản số 143/CV-TTPTQĐ&KTTN yêu cầu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình khẩn trương thực hiện di chuyển, tháo dỡ, bàn giao đất và các tài sản gắn liền với đất để Trung tâm phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên đưa vào quản lý theo quy định, thời hạn chậm nhất ngày 29/9/2023. Đến nay (thời điểm tháng 10) theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình vẫn không ký biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất và đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên khu đất UBND tỉnh đã ký quyết định thu hồi đất.
“Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình đã nhận đủ tiền hoàn trả giá trị còn lại của tài sản khi thu hồi đất do tự nguyện trả lại nhưng không ký biên bản bàn giao đất, tài sản gắn liền với đất là không chấp hành quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh; Việc Công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh trên diện tích đã bị thu hồi đất là vi phạm quy định của pháp luật đất đai”- Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình khẳng định.
Đồng thời, Sở cũng yêu cầu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện di chuyển máy móc thiết bị, tài sản đã hết khấu hao không xác định giá trị tài sản còn lại gắn liền với đất ra khỏi khu đất thu hồi, thời hạn chậm nhất đến hết ngày 10/10/2023. Hết thời hạn trên đơn vị không thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai của công ty theo quy định. Nhận công văn, Sở yêu cầu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình khẩn trương thực hiện.
Hiện trạng các tài sản trên khu đất |
Không rõ, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình khẩn trương thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường ra sao nhưng hiện tại tới thời điểm cuối tháng 11 (gần 2 tháng qua) một số tài sản vẫn đang “án ngữ” tại khu đất khiến dự án của Công ty Thành Phát không thể triển khai. Đồng thời, trước động thái này, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình vẫn chưa có những biện pháp quyết liệt để xử lý với việc chậm di chuyển một số máy móc, thiết bị ra khỏi khu đất.
Trước sự việc này, Báo Công Thương đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình sớm kiểm tra việc chấp hành các quy định về tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng tài sản đi mượn để cho thuê của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Bình để làm rõ các phản ánh, không làm ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mong rằng UBND tỉnh Thái Bình sẽ có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ “ách tắc” cho nhà đầu tư sớm hoàn thiện dự án, không để “con sâu bỏ rầu nồi canh” làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh. Hơn hết, việc sớm tháo gỡ khó khăn không chỉ góp phần tạo lập cảnh quan cho đô thị mà cao hơn hết khẳng định được sự sát cánh, đồng hành của lãnh đạo tỉnh luôn hỗ trợ, lắng nghe ý kiến để các nhà đầu tư không chỉ trong, ngoài tỉnh mà còn cả nước ngoài yên tâm về với Thái Bình.
Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin.
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết