Thấy gì sau cuộc kiểm tra của Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ tại Hệ thống giày MT


(CHG) Mặc dù lực lượng Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra và xử phạt một số vi phạm của đơn vị kinh doanh giày MT, thế nhưng người tiêu dùng nơi đây cho rằng đơn vị này có dấu hiệu “nhờn luật”, vẫn ngang nhiên kinh doanh nhiều hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu; không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm.
Vi phạm trên toàn hệ thống
Thời gian qua, người tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về việc Đơn vị kinh doanh Giày MT ngang nhiên kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng, hàng hóa gian lận thương mại… Quỹ Chống hàng giả đã chuyển nội dung trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả (CHG) để khảo sát và đăng tải thông tin.
Hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu; không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm được bày bán công khai tại các cửa hàng thuộc Hệ thống giày MT.
Ngày 26/08, sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh giày MT (địa chỉ 187-189 Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều), phóng viên Tạp chí CHG đã có buổi trao đổi thông tin tới Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ về một số dấu hiệu vi phạm và vi phạm: kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng hóa gian lận thương mại; vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa... Tại buổi trao đổi thông tin, lãnh đạo Cục QLTT cho biết: “Sẽ thẩm tra, xác minh, kiểm tra và xử lý nếu có vi phạm”.

Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm được bày bán trong cửa hàng Túi Xách MT có địa chỉ tại 101 Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ (Một thương hiệu cùng công ty với Hệ Thống Giày MT).
Sau hơn 40 ngày không thấy hồi âm về vụ việc, ngày 10/10 phóng viên Tạp chí CHG quay trở lại và nhận được câu trả lời từ lãnh đạo của Cục QLTT nơi đây: “Chúng tôi đã kiểm tra và có xử phạt đơn vị này”.
Lấy làm lạ, mặc dù Cục trưởng Cục QLTT thành phố Cần Thơ – Ông Nguyễn Hùng Em đề nghị cán bộ cấp đội và cán bộ cấp phòng (liên quan) cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, thế nhưng dường những vị cán bộ này có điều gì “lấn cấn” nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể liên quan đến đơn vị kinh doanh giày MT ngay được (?).
Trong khi đó, theo thông tin của người tiêu dùng, đơn vị kinh doanh giày MT là hệ thống có nhiều địa điểm kinh doanh, với những vị trí vô cùng đắc địa và chỉ cách trụ sở của Cục QLTT thành phố Cần Thơ chỉ 1 – 2km. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì những tồn tại “tiêu cực” của đơn vị này vẫn diễn ra một cách vô tư, không kiểm soát.


Hàng hóa có dấu hiệu: giả mạo nhãn hiệu; không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm vẫn ''chình ình'' tại địa điểm kinh doanh của Hệ thống mang thương hiệu Giày MT số 185-187-189, phường An Hội, quận Ninh Kiều ( địa điểm mà Cục QLTT thành phố Cần Thơ thông báo đã kiểm tra).
Để đưa thông tin tới độc giả một cách khách quan, đa chiều, ngay sau khi kết thúc buổi trao đổi thông tin với lãnh đạo Cục QLTT, phóng viên đã tiến hành khảo sát 03 địa điểm kinh doanh của Hệ thống mang thương hiệu giày MT: 101 Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều; 185-187-189, phường An Hội, quận Ninh Kiều và 62 đường Mậu Thân, phường An Phú, quận Ninh Kiều (trong đó địa điểm 187-189 Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều, phía Cục QLTT thành phố Cần Thơ thông báo đã kiểm tra) vẫn “chình ình” hàng hóa vi phạm. Nhiều sản phẩm bày bán tại đây như: kính thời trang; túi xách; túi ví; giày dép; mũ thời trang... có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: Mont Blanc, Dior, Armani, LV, Hermes,... nhiều sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa: không ghi thành phần hoặc thành phần định lượng, xuất xứ hàng hóa... Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong quá trình chọn mua và sử dụng sản phẩm.
Trao đổi với nhân viên tư vấn của hệ thống mang thương hiệu giày MT về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm được gắn mác "hàng hiệu" bày bán tại đây, người này cho biết: “Đây là những sản phẩm fake (hàng nhái), nên mới có giá rẻ như thế. Với hàng fake 1-1, nhìn sẽ rất giống hàng chính hãng, thậm chí còn có cả thẻ và mã hàng hóa...”.
Ý kiến của chuyên gia
Trao đổi với ông Phạm Trung Kiên, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả về vấn đề trên, ông Kiên cho biết: “Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 quy định hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau: Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này; Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó; Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan…”.
Bên cạnh đó, ông Kiên cũng cho biết thêm: “Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định có thể phạt từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật.
Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 và Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi một số điều trong Nghi định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tem nhãn của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường Việt Nam bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau bằng tiếng Việt: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa; nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc 100% chữ nước ngoài thì phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo thể hiện nội dung trùng khớp với nhãn gốc; có tên đơn vị nhập khẩu và phân phối,...
Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật”.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3