Thu giữ và tiêu hủy 50kg tôm hùm nước ngọt thuộc nhóm sinh vật ngoại lai


(CHG) Gần 50kg tôm hùm nước ngọt đựng trong 04 thùng xốp không có nhãn mác, hóa đơn, chứng từ đang được vận chuyển trên ô tô biển kiểm soát 14F-00674 hướng Quảng Ninh – Hải Phòng đã bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phát hiện và thu giữ.

Ngày 8/6, trong quá trình phối hợp thực hiện tuần tra kiểm soát, Đội Quản lý thị trường số 8 và Đội CSGT số 3 thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một phương tiện ô tô mang biển kiểm soát 14F-00674 do ông Nguyễn Văn Ba điều khiển, vận chuyển một lượng lớn tôm hùm nước ngọt thuộc Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại thời điểm khám phương tiện Lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện gần 50kg tôm hùm nước ngọt đựng trong 04 thùng xốp không có nhãn mác. Toàn bộ số hàng này không có hóa đơn chứng từ kèm theo. Chủ phương tiện khai báo số tôm hùm nước ngọt này được 01 người không rõ tên và địa chỉ thuê chở từ bến xe Ka Long - Móng Cái về Hải Phòng, với số tiền công vận chuyển là: 200.000 đồng và khi về đến bến xe Hải Phòng sẽ có người ra nhận và trả tiền. Tuy nhiên, chưa kịp vận chuyển về đến Hải Phòng thì bị lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện.
Sau khi được nghe cơ quan chức năng phổ biến các quy định pháp luật có liên quan tới mặt hàng mình đang vận chuyển, chủ phương tiện đã hiểu nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai và các ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của Việt Nam. Chủ phương tiện đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Đội Quản lý thị trường số 8 đã tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về hành vi vận chuyển loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại theo quy định với số tiền 7.500.000 đồng. Đồng thời, giám sát việc buộc tiêu hủy toàn bộ số tôm hùm trên theo quy định. 

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh giám sát tiêu hủy toàn bộ số tôm hùm vận chuyển trái quy định.

Tôm càng đỏ (còn gọi là tôm hùm đất...) là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loại tôm này chỉ nhỏ như con tôm sú, thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Loài tôm này được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013. Hiện ở Việt Nam, duy nhất Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản I được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu.
Nhà hàng, quán ăn nhập tôm hùm đất đông lạnh về chế biến vẫn phải chứng minh được xuất xứ, nguồn gốc và phải được hải quan và Cục Thú y Việt Nam cho phép. Ngược lại, những đơn vị nhập lậu theo đường tiểu ngạch, không được kiểm định thì vẫn bị xử phạt theo quy định dù tôm hùm đất còn sống hay đã chết.
Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, tôm hùm đất có thể trở thành đại họa của ngành nông nghiệp bởi khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng./.

Theo Điều 246, Bộ luật Hình sự 2015, người nhập khẩu trái phép hoặc phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3