Từ đầu năm đến nay, việc tiêu thụ, nuôi mới tôm hùm tại các vùng nuôi ở Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn do thương lái không thu mua hoặc thu mua với giá thấp.
Đặc biệt, nguồn ra khó khăn nên ở vụ nuôi mới khiến bà con nông dân cũng lưỡng lự thả giống mới.
Thống kê của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho thấy, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, được nuôi trên 4 vùng nuôi gồm huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh.
Hiện toàn tỉnh có 63.421 ô lồng nuôi tôm hùm, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh; sản lượng tôm hùm ước đạt trên dưới 1.000 tấn/vụ nuôi.
Tại vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh), bà con nông dân cho biết, không chỉ có giá tôm hùm, tất cả các loại thủy sản nuôi trồng ở huyện đều bị rớt giá hoặc không có người thu mua.
Hiện tôm hùm bông loại 1 từ 1kg trở lên/con giá bán chưa đến 1,3 triệu đồng/kg; loại 2 (0,7-1kg/con) có giá 1,15 triệu đồng/kg; loại 3 (0,4-0,7kg/con) là 1,05 triệu đồng/kg; tôm hùm xanh 700.000 đồng/kg.
Trong khi đó trước Tết Nguyên đán, giá tôm hùm bông loại 1 tới 2,1 triệu đồng/kg, tôm hùm xanh 1 triệu đồng/kg.
Ông Nguyễn Ngọc Ý, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, cho biết qua theo dõi của trạm thủy sản địa phương, giai đoạn Tết Nguyên đán Nhâm Dần, giá tôm hùm bật tăng trong một thời gian ngắn nhờ sức tiêu thụ trong nước tăng; nhiều chủ bè nuôi đã nhanh tay xuất bán tôm loại 1.
Hiện tại, lượng tôm hùm loại 1 đã được bán hết, chỉ còn loại 2, loại 3 và tôm hùm xanh là vẫn còn số lượng lớn chưa tiêu thụ được.
Nguyên nhân của tình trạng này do lâu nay tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng nay việc xuất khẩu đang gặp khó khăn khi Trung Quốc liên tục đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch COVID-19; còn tiêu thụ nội địa thì sức mua yếu.
Việc tôm hùm loại 2, 3 không bán được bà con nông dân đành phải nuôi cầm cự, nhưng chi phí nuôi khá lớn. Trong khi đó, với các hộ nuôi tôm hùm lứa mới, phần lớn họ vẫn đang lưỡng lự đầu tư, do khó khăn trong tiêu thụ, phần khác do giá giống tăng cao.
Không chỉ vậy, giá xăng dầu tăng kéo theo các mặt hàng đều tăng giá, đẩy chi phí đầu tư nuôi tôm lên cao, nhất là giá thức ăn cho tôm; tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi lớn, nếu đầu ra vẫn bấp bênh như hiện nay thì người nuôi sẽ cầm chắc phần thua lỗ.
Theo Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trụ sở tại thành phố Nha Trang, kết quả quan trắc môi trường nước lợ và nước vùng nuôi tôm hùm tháng 1,2 và đầu tháng 3 ở các tỉnh Nam Trung Bộ; trong đó, có Khánh Hòa có biểu hiện ô nhiễm N-NH4+ , COD, mật độ Vibrio vượt ngưỡng cho phép.
Riêng nước vùng nuôi tôm hùm đã phát hiện một số loài tảo độc có khả năng gây hại cho tôm hùm nuôi. Dự báo, thời tiết trong thời gian đến còn phức tạp, tôm hùm nuôi lồng dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh sữa, bệnh đỏ thân.
Để chủ động ứng phó với thời tiết, ổn định và duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III khuyến cáo người dân cần tuân thủ quy hoạch về vùng nuôi, kế hoạch thả nuôi và các hướng dẫn của các cơ quan chức năng tại địa phương.
Trong giai đoạn cuối tháng 3 này cần sử dụng thức ăn tươi sống có bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, các loại vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm. Khi thời tiết nắng nóng và chuyển mùa (tháng 4-6/2022), thường xuyên theo dõi môi trường nước, nhất là màu nước xung qanh lồng/ bè nuối để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trước mắt, khi thả giống tôm, cần theo dõi thời tiết, tránh thả tôm lúc biển động và có mưa. Chú ý chọn con giống tốt nhất địa phương, hay có giống có tỷ lệ dị hình< 0,5%, không bị nhiễm bệnh sữa.
Trong quá trình nuôi, cần lặn kiểm tra sức khỏe tôm hùm nuôi cùng với việc thu gom thức ăn thừa, vỏ lột của tôm để đưa vào đất liền và phối hợp với các đơn vị để xử lý môi trường triệt để./.
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…
Xem chi tiết(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.
Xem chi tiết(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.
Xem chi tiết(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.
Xem chi tiết