Vàng DOJI hưởng lợi ra sao từ chênh lệch giá?


(CHG) Nhiều năm qua, giá vàng miếng SJC luôn cao hơn thế giới và cao hơn những thương hiệu vàng khác trong nước. Trước thực tế đó cả cử tri và đại biểu Quốc hội đều đặt câu hỏi có hay không lợi ích nhóm, ai hưởng lợi từ sự chênh lệch này? Và cũng câu hỏi tương tự với vàng DOJI hưởng lợi ra sao từ chênh lệch giá?

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn DOJI (ảnh: Internet).
Vàng DOJI có được hưởng lợi từ chênh lệch giá?
Cả cử tri và đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao Nghị định 24/NĐ – CP của Chính phủ hơn 10 năm qua đã phát huy được việc chống vàng hóa nền kinh tế... Tuy nhiên, từ khi Nghị định này đi vào cuộc sống, các thương hiệu vàng như SJC và DOJI lại có giá chênh lệch khá lớn với các thương hiệu vàng khác cùng tuổi (vàng 99,99%). Câu hỏi đặt ra là sự chênh lệch đó doanh nghiệp nào được hưởng lợi, có hay không lợi ích nhóm và vàng DOJI có được hưởng lợi gì không từ chênh lệch giá vàng?
Khảo sát một vòng thị trường vào đúng ngày vía thần tài (ngày 31/1/2023), vàng SJC tại Công ty SJC (Hà Nội) niêm yết ở mức 66,30 - 67,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) và giá bán vàng tại DOJI ở Hà Nội và TP. HCM giao dịch ở ngưỡng 66,30 - 67,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi những thương hiệu vàng khác, vào ngày này niêm yết với giá quanh khu vực 55 triệu đồng/lượng, tức giá vàng được bán tại DOJI đã chênh khoảng 12 triệu đồng/lượng. Tại sao lại có sự chênh lệch lớn này, mặc dù DOJI không phải là thương hiệu vàng quốc gia?
Hay như kết quả khảo sát ngày 20/2/2023 cho thấy, giá bán tại vàng DOJI khu vực Hà Nội niêm yết ở mức 66,2 triệu đồng/lượng mua vào và 67,2 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP. HCM, chiều mua vào và bán ra cũng ở mức tương tự. Mức giá này khá sát với vàng miếng thương hiệu vàng quốc gia SJC, đồng thời giá vàng này cũng cao hơn quốc tế khoảng 14 triệu đồng/lượng và cao hơn các thương hiệu vàng trong nước khác xung quanh mức 13 triệu đồng/lượng, như vàng Bảo tín Minh Châu có giá 53.730.000 – 54.580.000
đồng (chiều mua vào – bán ra), hoặc vàng miếng PNJ có giá 53.600.000 – 54.600.000 đồng (chiều mua vào – bán ra).

Vàng DOJI hưởng lợi bao nhiêu từ chênh lệch giá (ảnh minh họa, nguồn: Intetnet).
Giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới khiến đồng tiền Việt Nam bị mất giá đó là nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng như đại biểu Quốc hội và của nhiều cử tri.
Từ 2 ví dụ khảo sát giá vàng ở trên cho thấy, nếu tiệm cận với giá vàng thế giới, người mua vàng bình thường chỉ cần bỏ ra khoảng trên 54 triệu
đồng là có thể mua được vàng, nhưng do chênh lệch nên phải bỏ ra số tiền lớn, lên tới trên 66 triệu đồng, mới có thể mua được một lượng vàng. Như vậy, vàng DOJI sẽ thu được nhiều tiền hơn và đương nhiên vốn bổ sung cho doanh nghiệp này cũng lớn và sẽ tạo ra lợi thế thương mại nhất định khi cạnh tranh.
Trong khi tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam biến động không nhiều, nếu quy đổi ra đồng USD thì đương nhiên DOJI sẽ mua được nhiều nguyên liệu vàng hơn so với các thương hiệu vàng khác.
Mặc dù lãnh đạo tập đoàn này giải thích là mua cao thì bán cũng cao, nhưng nhu cầu trong nước luôn lớn, theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 20 tấn vàng trang sức, mỹ nghệ. Điều này cho thấy lượng vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, trong đó có nhẫn trơn 24K là không hề nhỏ.
Trong khi, gần 10 năm nay, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào nhập khẩu vàng nguyên liệu, điều này cho thấy vàng nguyên liệu trôi nổi trên thị trường được thu mua rất lớn, trong đó có vàng lậu.
Vậy nguyên liệu từ đâu để DOJI có thể có trong suốt hơn 10 năm qua gia công vàng trang sức, vàng thần tài và các chủng loại sản phẩm vàng khác nhau để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu khác của thị trường? 
Một trong những nhận định được nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài yếu tố chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước cao, nguyên nhân kích thích tình trạng buôn lậu vàng còn là do sản xuất vàng trang sức hiện rất thiếu vàng nguyên liệu đầu vào.
Trong khi vàng nguyên liệu trên thị trường hiện chủ yếu từ mua đi bán lại và mua trôi nổi trên thị trường, trong đó có vàng nhập lậu. Câu hỏi đặt ra là vàng lậu đã được hợp thức hóa như thế nào trong bối cảnh thị trường vàng đang được quản lý rất chặt chẽ theo Nghị định 24/NĐ – CP của Chính phủ?
Trong một diễn biến khác, liên quan đến đường dây buôn lậu vàng vào Việt Nam trước đó đã được liên cơ quan là Bộ đội Biên phòng và Công an phối hợp triệt phá, đối tượng đã khai nhận: Vàng lậu sau khi vào Việt Nam sẽ được hợp thức hóa dưới dạng vàng nguyên liệu hoặc vàng trang sức rồi bán cho các tiệm vàng khi họ cần nguyên liệu vàng 4 số. Vì hiện nay quy định cửa hàng vàng chỉ xuất hóa đơn và giả danh đối với người mua và bán vàng từ 1 lượng trở lên. Có lẽ đây cũng là kẽ hở để vàng lậu thẩm thấu vào thị trường trong nước.
Nếu đúng như lý giải thì chắc chắn là doanh nghiệp và những thương hiệu vàng có sự chênh lệch giá cao sẽ càng được hưởng lợi, liệu trong số đó có thương hiệu vàng DOJI?
Bị can Huỳnh Minh Khánh, Chủ tiệm vàng Khánh Minh Loan, Quận 6, TP. HCM từng khai: "Có ngày bán 1,2kg, có ngày mười mấy kg, không tính toán được".
Nguyễn Thị Minh Phụng là đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 2 ngày, các đối tượng đã nhập lậu gần 2 tạ vàng, tương đương 400 tỷ đồng. Một lượng tiền lớn khủng khiếp như vậy nhưng với các đối tượng, việc giao dịch lại vô cùng đơn giản.
Giải thích rõ hơn, đại diện một doanh nghiệp vàng ở TP. HCM cho biết, nhu cầu mua vàng nhẫn cao nhưng nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nhẫn, vàng trang sức lại ngày càng khan hiếm. Từ đó, doanh nghiệp buộc phải tìm các nguồn vàng nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, có thể bao gồm cả vàng nhập lậu từ biên giới. "Giá vàng nguyên liệu 24K hiện khoảng 51,2 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới khoảng 2,5 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này đủ hấp dẫn để kích thích nhu cầu buôn lậu vàng qua đường biên giới", đại diện doanh nghiệp này nói.
Bức tranh tài chính của DOJI có gì đặc biệt?
Theo dữ liệu có được, trong giai đoạn 2018 - 2020, tài sản của Tập đoàn DOJI liên tục được bồi đắp một cách đầy ấn tượng, từ 6.414,8 tỷ đồng (2018) lên 8.849,7 tỷ đồng (2019) và đạt 9.083 tỷ đồng vào năm 2020.
Trong giai đoạn này, DOJI cũng tăng cường đầu tư tài chính dài hạn, từ 872 tỷ đồng vào năm 2018, rồi tăng lên 1.105 tỷ đồng vào năm 2019. Đến năm 2020, khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp này đạt 1.213 tỷ đồng. Trong đó, DOJI chủ yếu đầu tư vào các công ty con, với số tiền tương ứng lần lượt qua các năm là: 476,8 tỷ đồng; 737,6 tỷ đồng và 888,5 tỷ đồng. Ngược chiều, doanh nghiệp cũng dần cắt giảm lượng tiền đầu tư góp vốn vào các đơn bị khác khi số tiền giảm dần từ mức 395,2 tỷ đồng (2018), xuống còn 368 tỷ đồng (2019) và chỉ còn 324,4 tỷ đồng vào năm 2020.
Vốn chủ sở hữu của DOJI cũng liên tục được bồi đắp trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2018 - 2019 khi tăng từ 2.210,8 tỷ đồng lên 3.346,6 tỷ đồng. Đến năm 2020, vốn chủ sở hữu của DOJI đạt 3.515,2 tỷ đồng.
Cũng theo dữ liệu có được, trong giai đoạn nêu trên, DOJI liên tục tăng trưởng mạnh về doanh thu và cán mốc 100.000 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu thuần của DOJI từ mức 63.000 tỷ
đồng vào năm 2018, đã tăng lên gần 89.000 tỷ đồng vào năm 2019 và đạt hơn 100.000 tỷ đồng vào năm 2020.
Tập đoàn DOJI lấn chiếm đất công vỉa hè để xây dựng biểu tượng DOJI TOWER ở Hà Nội (ảnh nguồn: Internet).
Đại diện thương hiệu vàng SJC từng khẳng định không hưởng lợi từ chênh lệch giá vàng cao mà ngược lại SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh và khi Nghị định 24 được ban hành, lợi nhuận ròng của SJC lao dốc mạnh...
Ông Đỗ Minh Phú người sang lập Tập đoàn DOJI cũng từng khẳng định: “Về vàng miếng SJC, đứng về phương diện kinh doanh, không có doanh nghiệp nào muốn giá vàng tăng quá cao, rất rủi ro vì người dân sẽ bán lại”. Nên mong muốn Ngân hàng Nhà nước xem xét thật kỹ vấn đề thay đổi, sửa đổi Nghị định 24.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Tạp chí Giáo dục Việt Nam, doanh nhân Đỗ Minh Phú từng đưa ra nhận định “Kinh doanh vàng chỉ cần lãi 100.000 đồng mỗi lượng”. Nếu đúng như vậy thì tiền đâu trong giai đoạn 2018 – 2020, tập đoàn này nhanh chóng có vốn chủ sở hữu tăng chóng mặt tới hơn 1.300 tỷ đồng, từ  2.210,8 tỷ đồng (năm 2018) lên 3.515,2 tỷ đồng vào năm 2020?... trong khi vàng nguyên liệu đầu vào được Ngân hàng Nhà nước khóa chặt suốt 10 năm không nhập khẩu thêm mới. Câu hỏi này cũng rất cần lời giải thích thỏa đáng từ phía DOJI.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch (ảnh nguồn: Internet).
Tiến sĩ kinh tế, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng, có thể trong điều kiện nhất định cần độc quyền Nhà nước, nhưng không thể để độc quyền doanh nghiệp. Việc độc quyền Nhà nước cho phép sản xuất vàng miếng đảm bảo chất lượng, nhưng khi biến thành độc quyền doanh nghiệp sẽ gây nhiều hậu họa.
Ông cũng đặt câu hỏi: Tại sao có chuyện thị trường vàng không được định giá theo tuổi của vàng, tức ở chất lượng mà lại định giá bằng nhãn hiệu? Bởi vàng SJC hoàn toàn không phải chất lượng hơn các vàng khác, không phải mẫu mã đẹp hơn gì, mà cái giá của nó quá chênh lệch lại xuất phát từ việc công nhận vàng SJC độc quyền. "Vậy vàng đang theo quỹ đạo đúng giá trị của nó hay đây là hệ quả của sự đặc quyền", ông Lịch đặt câu hỏi.
Liên quan việc có hay không lợi ích nhóm trong vấn đề công nhận thương hiệu SJC, Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc dư luận đặt câu hỏi như vậy cho thấy đây là vấn đề chưa minh bạch, phải làm rõ. "Cái đó người ta nêu thì nêu, chứ chưa nói được rõ không hay có, nhưng là vấn đề cần chú ý. Có hay không phải có cơ quan chức năng kiểm tra, nhưng dư luận nghi ngờ thì phải làm rõ", ông Kiêm nói./.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3