Vàng DOJI kiến nghị xem xét kỹ vấn đề sửa đổi Nghị định 24, vì sao?


(CHG) Nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, Nghị định 24 đã lỗi thời, cần phải sửa đổi để phù hợp với thực tiễn khách quan. Phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, có một số nội dung của Nghị định cần cân nhắc, nhưng các thương hiệu vàng là DOJI và SJC có vẻ chưa muốn sửa Nghị định này, nguyên nhân vì sao?

Từ khi trở thành thương hiệu vàng quốc gia, vàng 
 SJC thường có giá cao hơn thế giới.
Lãi giảm nhưng vẫn muốn giữ
Bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc Công ty SJC từng cho biết, từ năm 2012, thương hiệu SJC được Chính phủ và NHNN lựa chọn là thương hiệu vàng quốc gia, nên luôn tuân thủ đúng các quy định của NHNN.
Về chênh lệch giá vàng, bà Lê Thúy Hằng khẳng định, Công ty SJC hoàn toàn không có lợi. Từ khi được giao thương hiệu vàng quốc gia, SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh và khi Nghị định 24 được ban hành, lợi nhuận ròng của SJC giảm từ hơn 300 tỷ đồng đến gần 400 tỷ đồng/năm và nay chỉ đạt 74 - 80 tỷ đồng lãi ròng. Về giá vàng trên thị trường, SJC không phải đơn vị thao túng hay làm giá vì giá vàng do cung - cầu của thị trường quyết định. Nguồn cung hiện tại không có, trong khi nhu cầu thị trường tăng, do vậy tạo ra độ chênh về giá so với vàng thế giới.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn DOJI. (Ảnh nguồn: Internet)
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn DOJI cho rằng, Nghị định 24 sau 10 năm triển khai thực hiện, đến thời điểm này có thể đánh giá là đạt được thành công rất lớn. Trước thời điểm 2012, giá vàng thay đổi liên tục, tác động rất xấu đối với nền kinh tế. Nếu NHNN không thực hiện Nghị định 24 đối với vàng miếng, thì vàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, thị trường vàng không chỉ tác động đến người dân mà còn gây phản ứng dây chuyền cho nền kinh tế. "Đến giờ thị trường vàng thật sự trật tự, nên NHNN cần xem xét thật kỹ vấn đề thay đổi hoặc sửa đổi Nghị định 24", ông Đỗ Minh Phú nói.
Nghị định 24 đã lỗi thời sau 10 năm đi vào cuộc sống?
Đại biểu Quốc hội quan ngại giá vàng trong nước cao hơn thế giới rất nhiều, có thời điểm cao hơn tới 20 triệu đồng/lượng, theo các đại biểu Quốc hội là quá bất thường, không thể chấp nhận và đề nghị Thống đốc NHNN 
cần có giải pháp thanh kiểm tra làm rõ.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) bày tỏ lo ngại về diễn biến không bình thường của giá vàng trong nước.
Chiều 08/06/2022, tại Hội trường Quốc hội, chất vấn tại Quốc hội về tình hình thị trường vàng, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) bày tỏ lo ngại về diễn biến không bình thường của tình hình kinh doanh vàng miếng trong nước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, theo đại biểu Nguyễn Phương 
Thủy, thị trường này có rất nhiều bất ổn và bất hợp lý, chênh lệch quá cao giữa vàng trong nước và thế giới, có thời điểm lên tới 20 triệu đồng/lượng. Ngoài ra, giá vàng SJC cũng chêch lệch lớn so với vàng khác cùng hàm lượng gây lo lắng, bất an cho người dân, giảm niềm tin vào giá trị đồng tiền Việt Nam, gây áp lực lên lạm phát.
“NHNN cho biết đã thanh tra, kiểm tra các yếu tố cấu thành giá chưa và liệu có sự bắt tay, thao túng giá vàng miếng SJC không. Và đến thời điểm nào thì NHNN đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 24 để xử lý căn cơ tình trạng này”, đại biểu Nguyễn Phương 
Thủy nêu ý kiến.
Câu hỏi này nhận được đánh giá cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khen: “Đại biểu hỏi vừa khó lại vừa hay”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn.
Sáng ngày 09/06/2022 tại Hội trường Quốc hội, trả lời chất vấn của đại biểu về giá vàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, SJC là thương hiệu được người dân ưa chuộng từ trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành.
Trước đây thị trường vàng có nhiều tồn tại, hạn chế, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.
Theo Thống đốc NHNN, trong Nghị định 24 này có chính sách NHHNN 
độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại thời điểm đó, SJC là thương hiệu chiếm trên 90% thị trường, nên qua phân tích đánh giá chi phí, lợi ích, NHNN quyết định sản xuất vàng miếng nhưng thuê SJC gia công, dưới sự quản lý chặt chẽ của NHNN. Tuy SJC giá cao nhưng là mua cao, bán lại cao. Các thương hiệu khác thường mua thấp, bán thấp.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).
Sau phần trả lời của Thống đốc về giá vàng SJC, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) lại tiếp tục giành quyền tranh luận. Theo đại biểu này, Nghị định 24 của Chính phủ đã ban hành cách đây 10 năm, thời điểm đó thị trường vàng trong nước mới 30 triệu đồng/lượng, còn nay đã sát ngưỡng 70 triệu đồng.
"Thời gian dài như vậy, liệu có bất cập hay không. Dư luận rất xôn xao về chuyện SJC độc quyền, vậy có nên để cạnh tranh cho thị trường hạ xuống không?", đại biểu
Phạm Văn Hòa lo ngại giá vàng chênh quá cao khiến lạm phát tăng theo, đồng tiền mất giá, ông đề nghị cần chấn chỉnh thị trường vàng trong nước để phù hợp diễn biến giá thế giới.
Trả lời đại biểu Đoàn Đồng Nai, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng một lần nữa khẳng định, trong quá trình tổng kết Nghị định 24 thời gian tới, sẽ xin ý kiến rộng rãi, xem lựa chọn như thế nào, lựa chọn thương hiệu khác hay một thương hiệu của NHNN.
Theo Thống đốc NHNN, trước đây thị trường vàng gây nhiều hệ lụy, bất ổn nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 với chủ trương chống vàng hóa, trong đó có nhiều giải pháp chính sách. "Nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định" Thống đốc cho rằng đây chính là điểm sáng để Việt Nam được nâng hạng. Theo đó, Nghị định 24 có chính sách quan trọng là NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng. Thời điểm đó, NHNN đã đánh giá tình hình sản xuất vàng miếng, có rất nhiều thương hiệu khác nhau, song SJC chiếm trên 90% trên thị trường.
Trả lời phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng: “Trong thời gian tới chắc cũng sẽ phải xem xét để sửa đổi Nghị định 24 ban hành trước đây, bởi vì về cơ bản Nghị định 24 đã hoàn thành sứ mệnh của mình thời gian vừa qua, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề giao quyền tương đối độc quyền cho SJC, và rõ ràng cũng có ảnh hưởng nhất định liên quan đến liên thông giữa giá vàng trong nước và quốc tế”. Thiết nghĩ, đây cũng là mong đợi của dư luận xã hội và mọi người dân, để thị trường vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới, khi người dân muốn sử dụng vàng làm phương tiện tích lũy tài sản./.    
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3