Xử phạt 2 doanh nghiệp tại Ninh Thuận vi phạm trong kinh doanh xăng dầu


(CHG) Một cơ sở kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực; một cơ sở khác không ghi tên thương nhân đầu mối phân phối xăng dầu trên biển hiệu đã bị Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận xử phạt với tổng số tiền 55 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 66/QĐ-QLTTNT ngày 30/12/2022 của Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023 và văn bản chỉ đạo số 89/QLTTNT-PC ngày 26/4/2023 của Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận

Ngày 11/5/2023, Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành Quyết định và tiến hành kiểm tra đối với doanh nghiệp tư nhân thương mại Phi Hữu, do bà N.T.H làm chủ doanh nghiệp, địa chỉ số 416 đường Trường Chinh, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Qua kiểm tra phát hiện Doanh nghiệp đang kinh doanh dầu DO 0,05S nhưng Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực. Với hành vi vi phạm trên Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Phó Cục trưởng phụ trách cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với số tiền 40.000.000 đồng về hành vi “kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực”.

Cùng thời gian trên, cũng trên địa bàn thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, Đội QLTT số 3 đã kiểm tra và xử phạt VPHC 15.000.000 đồng đối với Công ty TNHH Dịch vụ xăng dầu Khánh Hải do ông B.V.T làm giám đốc vì đã có hành vi vi phạm “Không ghi tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu”.

Thời gian gần đây, tại một số địa phương, lực lượng chức năng, đặc biệt là cơ quan thường trực thực hiện phần việc liên quan đến nội dung kiểm tra điều kiện bán lẻ xăng dầu của các cửa hàng, đơn vị kinh doanh là lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện một số hành vi vi phạm, trong đó có vi phạm về thời hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
Luật sư Hoàng Dương, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, tại khoản 1, điều 3, chương I, Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định: “Giấy phép kinh doanh xăng dầu" gồm: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
 Trong trường hợp, đơn vị kinh doanh hoặc cửa hàng kinh doanh xăng dầu nếu giấy phép hết hiệu lực vẫn thực hiện hành vi kinh doanh thì tại khoản 3, điều 20, mục 1, chương III, Nghị định số 99/2020/NĐ-CP, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
“Nếu trường hợp khi phát hiện những vi phạm khác có dấu hiệu nghiêm trọng, cơ quan chức năng có thể ban hành hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật vi phạm; tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, về biện pháp khắc phục hậu quả, đơn vị vi phạm có thể sẽ phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”, Luật sư Hoàng Dương cho biết./.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3