​Bắt đối tượng phát tờ rơi, cho vay lãi “khủng”


(CHG) Cho 29 người dân trên địa bàn các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, thị xã Hòa Thành và TP Tây Ninh vay trả góp lên tới 700 triệu đồng với mức lãi suất từ 182 - 365%/năm, đối tượng khai nhận thu lợi bất chính khoảng 190 triệu đồng.

Tối 24/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Thảo (SN 1995) và Đinh Thị Nga (SN 1983, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

 

Đối tượng Thảo.

Qua công tác nghiệp vụ, lúc 19h30 tối 22/6, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Dương Minh Châu bắt quả tang Thảo và Nga đang thu tiền lãi của người dân nghèo tại ấp Phước Hòa, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu. Công an thu giữ tang vật gồm: 24 căn cước công dân, 2 giấy phép lái xe, 2.500 tờ rơi cho vay tiền, 4 sổ tay ghi chép cho vay, 120 triệu đồng và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng.
Cả hai bước đầu khai nhận, đã cho 29 người dân trên địa bàn các huyện Dương Minh Châu, Châu Thành, thị xã Hòa Thành và TP Tây Ninh vay trả góp với mức lãi suất từ 182%/năm đến 365%/năm. Đối tượng đã cho vay 700 triệu đồng và thu lợi bất chính khoảng 190 triệu đồng.
Hàng ngày, các đối tượng phát nhiều tờ rơi quảng cáo có nội dung cho vay tiền, rồi đem rải tờ rơi ở các tuyến đường trên địa bàn. Khi người dân có nhu cầu, các đối tượng cho vay từ 10 đến 30 triệu đồng và yêu cầu người vay thế chấp lại các loại giấy tờ cá nhân.

Tang vật thu giữ.

Việc cho vay lãi nặng hiện đang là vấn nạn nhức nhối ở nhiều địa phương. Tại Hà Nội, tháng 1/2023 sau nhiều ngày theo dõi, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã bắt giữ "bà trùm” hoạt động tín dụng đen ở khu vực chợ tạm phường Biên Giang, chuyên nhắm đến các tiểu thương và người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.
Theo cán bộ điều tra, Dung cho vay nặng lãi dưới hình thức bốc bát họ. Người vay khi thoả thuận vay 10 sẽ chỉ nhận được 8, và trong vòng 40 ngày sẽ phải thanh toán tiền. Lãi suất áp dụng lên đến 182,5%/ năm. Chịu lãi suất cao nhưng vì những khó khăn hậu COVID-19 nên nhiều người lao động nghèo, bà con tiểu thương đành chấp nhận vay tiền để trang trải cuộc sống.
Tại Thanh Hóa, ngày 23/3, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hóa) tạm giữ hình sự đối với Đào Duy Vũ (SN 1990), trú tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân để điều tra, làm rõ hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự...
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Đào Xuân Vũ khai nhận từ tháng 10/2022 đến khi bị bắt, Vũ đã cho 65 người dân trên địa bàn huyện Như Xuân và một số huyện lân cận vay tiền với mức lãi suất cho vay giao động từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 200%/năm). Tổng số tiền các đối tượng đã sử dụng để cho người dân vay là 3,6 tỷ đồng, qua đó đã thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
Khám xét tại nơi ở của Đào Xuân Vũ và các đối tượng có liên quan, cơ quan điều tra thu giữ 151 căn cước công dân và nhiều giấy phép lái xe, đăng ký xe ô tô, xe máy các loại; 56 giấy tờ liên quan đến việc vay nợ và nhiều giấy tờ khác liên quan đến hoạt động cho vay, cầm cố tài sản.

 

Tội cho vay nặng lãi:
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3